Cách Nga hóa giải UAV của NATO
Hệ thống đánh chặn Viking sẽ gây sốt sau chiến dịch đặc biệt? / Ai giải cứu tiêm kích Su-75 Checkmate?
Sự tham gia của máy bay không người lái (UAV) trong chiến tranh hiện đại khởi nguồn từ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ 21, quân đội Mỹ mới ứng dụng khí tài này trên diện rộng. Theo đó, máy bay do thám không người lái được trang bị hệ thống quang điện tử có độ phân giải cao, tích hợp cả GPS và tầm hoạt động lớn giúp người lính quan sát được chiến trường từ khoảng cách hàng nghìn km.
>> Xem thêm: Quân đội bất mãn với việc đào tạo sĩ quan của Lực lượng Vũ trang Ukraine
Đến những năm 2010, UAV càng trở nên phổ biến hơn với sự xuất hiện của những chiếc máy bay không người lái cỡ nhỏ, rẻ tiền, dễ sử dụng và có thể triển khai đến bất kỳ đâu. Vai trò của UAV càng thể hiện rõ hơn trong xung đột ở Ukraine năm 2022, khi các bên tham chiến sử dụng nó với nhiều mục đích khác nhau, từ trinh sát cho đến tấn công.
>> Xem thêm: Belarus ra mắt phiên bản T-72 nâng cấp mạnh hơn T-72B3 của Nga?
Bên cạnh việc sử dụng số lượng lớn UAV ở Ukraine, quân đội Nga cũng thực hiện một nhiệm vụ khác là chống UAV khi Kiev được các đồng minh phương Tây, dẫn đầu là NATO viện trợ gần như không giới hạn các mẫu UAV quân sự lẫn dân sự.
>> Xem thêm: Quyết tâm loại bỏ vũ khí Mỹ, Iran tự sản xuất vận tải cơ khổng lồ
Những vũ khí nào có thể đánh chặn UAV?
Trong chiến tranh hiện đại, tên lửa đất đối không vẫn là thứ vũ khí đóng vai trò “xương sống” trong học thuyết phòng thủ của nhiều quốc gia bao gồm cả Mỹ, Nga và Trung Quốc. Do đó khi nghĩ đến việc sử dụng vũ khí nào để đánh chặn UAV lựa chọn vẫn là các hệ thống tên lửa phòng không.
>> Xem thêm: Mỹ muốn mua thuốc nổ Nhật Bản chế tạo đạn pháo cho Ukraine
Tuy nhiên, tên lửa phòng không cũng có rất nhiều chủng loại và dựa trên từng loại mục tiêu có các hệ thống vũ khí đánh chặn tương ứng.
Đối với máy bay không người lái tầm xa như máy bay tấn công không người lái (UCAV) Bayraktar TB2, General Atomics MQ-9 Reaper hoặc Northrop Grumman RQ-4A Global Hawk với sải cánh 12 m, 20 m hoặc thậm chí 40 m, cách đánh chặn hiệu quả nhất vẫn là những tên lửa đất đối không kiểu cũ được thiết kế để bắn hạ các chiến đấu cơ phản lực.
>> Xem thêm: Cảnh báo không kích tại một số khu vực của Ukraine
Cả Nga và Ukraine đều sử dụng số lượng lớn UAV trên chiến trường cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. (Ảnh: Sputnik)
Theo Tư lệnh Lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa Nga - Trung tướng Andrey Demin, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Moskva đã bắn hạ hơn 100 chiếc Bayraktar TB2 của Ukraine. Ông cũng cho biết việc đánh chặn các UAV khác như MQ-9 hay RQ-4A không có sự khác biệt.
Tướng Demin thừa nhận các UAV cỡ nhỏ hơn khó bị phát hiện hơn, đồng thời cũng nói thêm rằng bề mặt phản xạ radar của những khí tài này nhỏ hơn so với các mẫu UAV hay máy bay thông thường. Việc phát hiện và theo dõi UAV cỡ nhỏ bằng các hệ thống radar cảnh giới thông thường gặp nhiều khó khăn.
Vì lý do này, quân đội Nga đã phát triển một hệ thống phòng không đặc biệt là RLK-MTs Valdai - hệ thống radar chuyên dụng phát hiện, theo dõi và vô hiệu hóa các máy bay không người lái nhỏ có tiết diện radar cực thấp.
Được phát triển bởi Tập đoàn tên lửa Almaz-Antey, RLK-MT là tổ hợp radar có thể gắn trên nhiều loại phương tiện cơ giới được thiết kế để phát hiện máy bay không người lái của đối phương ở khoảng cách lên đến 15 km và đánh chặn chúng bằng các biện pháp áp chế điện tử với tầm tác chiến dưới 2.000 m.
Tướng Demin cho biết thêm, RLK-MT hiện đã được quân đội Nga đưa vào trang bị với nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở quân sự và chính phủ quan trọng, bao gồm cả mục tiêu quan trọng tại Ukraine. Tướng Demin cũng hy vọng RLK-MT sớm được trang bị trên diện rộng trong thời gian tới.
Một hệ thống vũ khí khác có thể đánh chặn hiệu quả UAV là hệ thống vũ khí tia laser. Quân đội Nga hiện chưa đưa vào trang bị bất cứ khí tài sử dụng tia năng lượng laser nào cho nhiệm vụ chống UAV nhưng chương trình phát triển một vũ khí như vậy đang diễn ra.
Theo Sputnik, quân đội Nga đang phát triển mẫu vũ khí laser cỡ nhỏ có tên “Zadira” có khả năng đốt cháy một chiếc UAV chỉ trong vài giây và có tầm bắn lên đến 5 km.
Hệ thống radar RLK-MT của quân đội Nga. (Ảnh: Sputnik)
Ngoài các hệ thống vũ khí kể trên, còn một cách khác là sử dụng UAV để đánh chặn UAV. Một ví dụ điển hình là mẫu UAV “cảm tử” ZALA Lancet của Nga với khả năng đánh chặn UAV đối phương ngay từ trên không.
Về thiết kế ZALA Lancet sẽ được tung lên trên không từ trước để bảo vệ khu vực được chỉ định. Khi mục tiêu xuất hiện ZALA Lancet sẽ bắt đầu khóa mục tiêu và thực hiện bổ nhào để đánh chặn UAV đối phương.
Cuộc chiến chống UAV của Nga
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Nga gặp khá nhiều khó khăn trong việc thích ứng và đối phó với chiến thuật sử dụng UAV của Ukraine. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại Nga vẫn là bên có lợi thế hơn trên mặt trận UAV.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh vào tháng 5, quân đội Nga đã thành công trong việc sử dụng UAV thực hiện các hoạt động trinh sát trước mỗi cuộc không kích vào Ukraine. Kết quả các cuộc tấn công này gây ra thiệt hại không nhỏ cho Kiev.
Còn theo Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) nhận định, quân đội Nga với sức mạnh của các hệ thống áp chế điện tử đã tiêu diệt hơn 10.000 UAV Ukraine các loại mỗi tháng. RUSI cho rằng Nga đang bố trí các hệ thống tác chiến điện tử cách nhau khoảng 9,6 km chạy dọc theo chiến tuyến dài 1.200 km.
Những đánh giá này có vẻ như trùng với những báo cáo của Bộ Quốc phòng Ukraine khi nhắc đến việc lực lượng UAV nước này bị Nga vô hiệu hóa từ xa, kể các các mẫu UAV do NATO viện trợ. Theo phía Ukraine, khả năng áp chế điện tử của Nga khiến UAV nước này mất khả năng kết nối giữa thiết bị và người điều khiển, gây nhiễu GPS và tầm hoạt động bị hạn chế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo