Châu Âu cần 2 năm để đuổi kịp Nga về quy mô sản xuất đạn pháo
Tiêm kích MiG-31 và tên lửa Kinzhal làm tê liệt việc sản xuất đạn pháo của Ukraine / Tên lửa tầm xa cực mạnh xóa bỏ điểm yếu lớn của tàu ngầm hạt nhân Antey
Liên minh châu Âu không thể nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu đạn dược trong Quân đội Ukraine khi quy mô sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu.
Tờ Financial Times của Anh (FT) nhận xét: “Ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây sẽ cần ít nhất 2 năm để Lực lượng vũ trang Ukraine được cung cấp đầy đủ đạn pháo như Quân đội Nga”.
Theo công bố, pháo binh Ukraine chỉ được cung cấp 40% nhu cầu đạn dược. Lý do là nền công nghiệp quân sự châu Âu đang thiếu máy móc và công nhân có trình độ.
Cuối năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng châu Âu - ông Charles Michel nói rằng các nước EU sẽ không kịp sản xuất 1 triệu quả đạn pháo như đã hứa với Kyiv vào tháng 3/2023. Họ cần thêm vài tháng nữa.
Mặc dù trong diễn biến mới nhất, phương Tây cam kết sẽ cung cấp cho Ukraine 1,3 triệu quả đạn pháo vào cuối năm 2024, tuy vậy nhu cầu thực tế của Kyiv là trên 2 triệu quả, tương ứng 6 nghìn viên/ngày.
Để bù đắp thiếu hụt, Mỹ và đối tác thậm chí đang phải đi mua đạn pháo từ nhiều quốc gia châu Á để cung cấp cho Ukraine.
Để so sánh, các nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga theo thống kê đã sản xuất 2 triệu quả đạn 122 mm và 152 mm vào năm 2023.
Ông Vadym Skibitskyi - đại diện Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine (GUR) đã đưa ra con số trên và nhấn mạnh loại đạn 122 mm và 152 mm là cần thiết cho pháo binh Nga, bởi họ vẫn theo thiết kế của Liên Xô.
Vị quan chức Ukraine còn cho rằng người Nga cũng mang đạn pháo từ Belarus về, sau đó mua ở Iran, rồi có những lô lớn đến từ Triều Tiên.
Ông Skibitskyi nói thêm rằng Kyiv biết rõ đạn pháo được vận chuyển tới Nga bằng tuyến đường nào, chúng được lưu trữ ở nhà kho nào và được đưa tiếp ra mặt trận ra sao.
Đồng thời trong năm 2024, Moskva có kế hoạch tăng cường sản xuất đạn dược nhưng gặp một số vấn đề liên quan đến thiếu linh kiện, nhân sự có trình độ và năng lực sản xuất.
Ông Vadym Skibitsky nói rõ: “Đánh giá của chúng tôi là Liên bang Nga sẽ thiếu hụt ở mức khoảng 500.000 viên đạn và họ sẽ cố gắng tìm nguồn bổ sung ở đâu đó”.
Theo phía Kyiv, để bù đắp sự thiếu hụt, Triều Tiên đã tích cực cung cấp đạn dược cho Liên bang Nga trong suốt mùa thu năm 2023. Tuy nhiên phía Triều Tiên liên tục bác bỏ cáo buộc này.
Ông Skibitskyi nói thêm: “Đây chính xác là sự thiếu hụt mà Moskva gặp phải về mặt đạn dược và không thể bù đắp bằng sản lượng của chính mình”.
Về phần Nga, họ cáo buộc rằng mối quan tâm lớn nhất của các tập đoàn quốc phòng phương Tây là gấp rút tổ chức các cơ sở sản xuất mới để có thể kiếm thêm lợi nhuận từ cuộc xung đột Ukraine.
Tập đoàn khổng lồ Rheinmetall của Đức mới đây thông báo rằng họ đã bắt đầu xây dựng một nhà máy quy mô lớn để đảm bảo cung cấp đạn dược liên tục cho Ukraine.
Người đứng đầu công ty Đức - ông Armin Papperger, trong một cuộc trả lời phỏng vấn ấn phẩm Bild đã nói về sự hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp với chính phủ Đức.
Danh mục đơn đặt hàng cho Ukraine và Quân đội Đức đã tăng gấp rưỡi trong năm, từ 10 lên 15 tỷ USD. Với việc ra mắt các dòng sản phẩm mới, ông Papperger kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ