Quốc tế

Chiến hạm, tàu ngầm Đức dễ lộ mật trước Nga?

Nguy cơ được tờ Bild am Sonntag của Đức nói đến khi nói về thiết bị định vị đang được trang bị trên chiến hạm và tàu ngầm của nước này.

Tàu ngầm tối tân nhất của Mỹ 'thất thủ' vì nguyên nhân không ngờ / Nga đưa hạm đội tàu ngầm sát thủ không thể bị phát hiện vào Biển Đen

Tờ báo dẫn nguồn tin quân sự Đức tiết lộ, hiện các tàu ngầm và chiến hạm của Hải quân Đức đều đang được trang bị hệ thống định vị do công ty Nga sản xuất. Berlin bắt đầu hợp tác với công ty Nga Transas vào năm 2005: dưới thời Thủ tướng Gerhard Schroeder, khoảng 100 tàu được trang bị hệ thống định vị mới.

Sau đó, Đức đã chọn hệ thống Transas Navi-Sailor 4000 cho các tàu ngầm hiện đại U 35 của Đức, được đưa vào trang bị từ năm 2015 và U 36 (được đưa vào sử dụng từ năm 2016).

Chien ham, tau ngam Duc de lo mat truoc Nga?
Tàu ngầm Đức.

Công ty Transas được thành lập tại St.Petersburg vào năm 1990 và hoạt động trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự. Đến năm 2018, công ty đã được mua lại bởi công ty Phần Lan Wartsila, nhưng bộ phận sản xuất thiết bị dùng cho quân sự vẫn thuộc về Nga.

"Do quan hệ chặt chẽ với cơ quan an ninh Nga, nên bộ phận sản xuất thiết bị quân sự của Transas đang nằm trong tầm ngắm của chuyên gia phương Tây. Bởi những thiết bị này không chỉ khiến Hải quân Đức mà hoạt động của NATO đứng trước nguy cơ lộ mật", tờ Bild am Sonntag viết.

Nguy cơ này cũng đã được Bộ Quốc phòng Đức nói đến nhưng chỉ nói rằng: "Chính phủ đang nỗ lực rất nhiều để đảm bảo an ninh cho không gian mạng và tài sản tiền điện tử do Bộ Quốc phòng điều hành".

Hải quân Đức hiện đại có hai nhiệm vụ chính: tham gia vào các hoạt động viễn chinh như chống cướp biển hoặc hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình; và kiểm soát biển Baltic.

Để hoạt động trong môi trường hàng hải đặc trưng là vùng nước nông, lạnh, trung bình sâu khoảng 50 mét, Hải quân Đức sở hữu hạm đội gồm 6 tàu ngầm diesel-điện Type 212A, được đánh số từ U-31 đến U-36.

 

Các tàu đều nhỏ, chỉ dài 57m và được điều khiển bởi thủy thủ đoàn 27 người mỗi tàu. Type 212 do tập đoàn Howaldtswerke-Deutsche Werft AG phát triển cho Hải quân Đức, chiếc đầu tiên đi vào hoạt động năm 2005. Thân tàu kép của Type 212 được làm bằng vật liệu không từ tính để tránh bị phát hiện bởi các máy dò từ tính bất thường.

Kim loại mềm hơn của thân tàu giới hạn độ sâu hoạt động chỉ 200 mét, nhưng đây không phải là hạn chế lớn ở vùng biển Baltic vốn nông.

Bộ pin của Type 212, với nhiên liệu hydro được lưu trữ ở giữa lớp vỏ áp suất bên ngoài và bên trong, cho phép tàu di chuyển ngầm dưới nước trong liên tục 3 tuần mới phải nổi lên, vượt xa thời gian lặn tối đa của tàu ngầm Kilo 636 của Nga hay Scorpene của Pháp.

Type 212A đã lập kỷ lục thời gian lặn liên tục dưới nước đối với các tàu ngầm phi hạt nhân vào năm 2013, với 18 ngày chìm trong nước mà không sử dụng ống thở. Tàu có thể đạt tốc độ dưới nước 37kmgiờ.

Type 212A được thiết kế để trở thành một tàu trinh sát tàng hình và “thợ săn tàu”, đó là lý do tại sao ban đầu vũ khí của nó chỉ giới hạn ở ngư lôi. Sáu ống phóng của tàu có thể bắn ra 13 quả ngư lôi DM2A4 Seahake 533mm được kết nối với tàu ngầm bằng một sợi cáp quang, cho phép thủy thủ đoàn dẫn đường cho vũ khí tới mục tiêu cách xa 50km.

 

Thiết bị định vị âm thanh (sonar) diện rộng của ngư lôi cũng cho phép nó gửi dữ liệu cảm biến trở lại tàu phóng. Hải quân Đức đã bắt đầu trang bị cho Type 212A khả năng bắn tên lửa sợi quang IDAS trong khi đang lặn.

Dựa trên tên lửa không đối không IRIS-T, IDAS sẽ được sử dụng chủ yếu để bắn hạ máy bay địch, nhưng cũng có thể tấn công các mục tiêu mặt đất và tàu mặt nước cỡ trung bình hoặc nhỏ cách xa 20 km.

Berlin gần đây tuyên bố rằng họ sẽ chế tạo thêm hai chiếc Type 212A trong thập kỷ tới và Ba Lan đã thể hiện sự quan tâm đến việc thuê hai chiếc tàu ngầm của Đức.

Loại tàu ngầm nhỏ này được cho là có giá khoảng 371 triệu euro (394 triệu USD) mỗi chiếc, đồng nghĩa lực lượng tàu U của Đức hiện tại tốn ít chi phí hơn nhiều so với một tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, Hải quân Italy có bốn chiếc Type 212, chiếc cuối cùng đã hoàn thành vào năm 2015. Rome dự định chế tạo thêm hai chiếc nữa. Điều đặc biệt theo tiết lộ của Bild am Sonntag, kể từ khi ký hợp đồng mua hệ thống Transas Navi-Sailor 4000, Đức chưa mua bất kỳ hệ thống nào tương tự để thay thế.

 

Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các tàu ngầm Đức đang sử dụng và xuất khẩu đều đang được trang bị hệ thống định vị của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm