Chiến thắng áp đảo của JAS 39 Gripen khi đối đầu Su-27 Flanker
Yếu tố có thể “thay đổi cuộc chơi” trong trận chiến xe tăng giữa Nga và Ukraine / Nga thay đổi đường bay của tên lửa và UAV để gây rối cho hệ thống Ukraine
Tiêm kích JAS 39 Gripen trên thực tế đã cho thấy tính ưu việt của nó so với các chiến đấu cơ hạng nặng của Liên Xô/Nga, điều này được chứng minh vào năm 2015 trong một cuộc tập trận ở châu Á, với những điều kiện rất cụ thể.
Theo truyền thông quốc tế, chúng ta có thể biết được rằng vào năm 2015, Trung Quốc và Thái Lan đã tiến hành cuộc tập trận không quân liên hợp có tên gọi Falcon Strike.
Trong đó đối tượng tham gia từ phía Thái Lan là tiêm kích JAS-39C và JAS-39D từ phi đội 701, và từ phía Trung Quốc là Su-27SK. Sự kiện này kéo dài 4 ngày và cho thấy kết quả như sau.
Trong các cuộc huấn luyện chiến đấu, ở khoa mục không chiến ngoài tầm nhìn (BVR - Beyond Visual Range), các phi công JAS 39 Gripen của Thái Lan chiếm ưu thế áp đảo với 41 lần tiêu diệt đối phương, trong khi Su-27SK của Trung Quốc chỉ 9 lần chiến thắng.
Trong những trận huấn luyện đối kháng ở khoảng cách hơn 30 km, tiêm kích JAS 39 Gripen của Thái Lan giành chiến thắng tới 88%, còn Su-27 của Trung Quốc chỉ thắng được 12%.
Và trong các trận chiến mô phỏng ở khoảng cách hơn 50 km, JAS 39 Gripen của Không quân Thái Lan đã giành được 10 chiến thắng, trong khi Su-27 của Trung Quốc không có chiến thắng nào.
Hóa ra tên lửa không đối không RVV-AE do Nga sản xuất (còn được gọi là R-77) mà Không quân Trung Quốc sử dụng cho thấy tầm bắn hiệu quả chỉ 50 km, trong khi chỉ số này ở AIM-120 AMRAAM lên tới trên 80 km.
Sự khác biệt về đặc điểm của radar trên máy bay cũng rất quan trọng: Su-27 của Trung Quốc sử dụng N001 VEP (RLPK-27) với phạm vi phát hiện mục tiêu 120 km, trong khi JAS 39 Gripen sử dụng loại Ericsson PS-05/A tầm xa lên tới 160 km.
Chỉ số diện tích phản xạ radar (RCS) cũng đóng một vai trò, đối với JAS 39 Gripen, RCS của nó chỉ là 1,5 mét vuông do là tiêm kích hạng nhẹ, trong khi đối với Su-27 là 15 mét vuông (để so sánh, F-16 chỉ là 1,2 mét vuông).
Hình thức chiến đấu duy nhất mà phi công Trung Quốc trên tiêm kích Su-27 có thể giành được lợi thế so với Gripen của Thái Lan là không chiến quần vòng ở khoảng cách tầm nhìn trực quan.
Và khi đó, kết quả mô phỏng cho thấy JAS 39 Gripen thất thế so với Su-27 khi chiếc tiêm kích hạng nặng này tỏ ra nhanh nhẹn và linh hoạt hơn rất nhiều. Đây là điều gây bất ngờ cho các chuyên gia quân sự quốc tế.
Nhưng ở đây, ngay chính các phi công Trung Quốc cũng thừa nhận rằng họ có thể đạt được kết quả như vậy chỉ vì Không quân Thái Lan sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9L cũ thay vì IRIS-T trong cuộc đụng độ mô phỏng.
Đồng thời loại tên lửa nào được phía Trung Quốc sử dụng trong những trận đối kháng cự ly gần nói trên vẫn được giữ im lặng một cách đầy bí hiểm, đó nhiều khả năng là R-73.
Tuy nhiên những gì diễn ra là khá đủ để cho thấy tiêm kích JAS 39 vượt trội so với các máy chiến đấu hạng nặng của Liên Xô ở điểm nào, điều này sẽ rất có ích nếu bản nâng cấp của Gripen đối đầu với Su-35.
End of content
Không có tin nào tiếp theo