Quốc tế

Chuyên gia giải thích tại sao đối thủ rút lui trước MiG-31

Tiêm kích MiG-31 của Nga nếu cần thiết có khả năng đánh chặn bất kỳ mục tiêu trên không nào, vì ban đầu chúng được tạo ra chính xác để đánh chặn.

Tiêm kích Typhoon chứng minh mạnh hơn F-35 / Bàn giao thêm tiêm kích Su-57 có thể bị chậm?

Chuyên gia quân sự Yuri Knutov nhắc lại điều này trên sóng của đài Sputnik, khi bình luận về thông điệp của Bộ Quốc phòng Nga rằng MiG-31 đã đánh chặn và hộ tống một máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ xuất hiện gần bờ biển Kamchatka.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, tiêm kích đánh chặn MiG-31 đã cất cánh từ một sân bay ở Kamchatka để xác định và hộ tống một máy bay nước ngoài đang do thám. Phi hành đoàn MiG-31 đã xác định chiếc phi cơ này là máy bay trinh sát chiến lược RC-135 của Không quân Mỹ.

Chiếc MiG-31 đã hộ tống nó qua Thái Bình Dương, ngăn chặn hành vi xâm phạm biên giới quốc gia Nga. Sau khi máy bay Mỹ quay đầu và chuyển hướng khác, chiếc MiG-31 đã quay trở lại sân bay.

Một đoạn video ghi lại cảnh máy bay Mỹ bị tiêm kích Nga đánh chặn đã được Bộ Quốc phòng Nga công bố, trong đó cũng làm rõ rằng hành động của MiG-31 hoàn toàn tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Chuyen gia giai thich tai sao doi thu rut lui truoc MiG-31
Tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31 của Không quân Nga

Nhận định về vụ việc, Giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không - chuyên gia quân sự Yuri Knutov lưu ý, không có mục tiêu trên không mà tiêm kích MiG-31 không thể đánh chặn.

“MiG-31 là máy bay đánh chặn. Ban đầu chúng được tạo ra như những thiết bị đánh chặn, sau đó một vài sửa đổi khác xuất hiện. Chiếc tiêm kích này có tốc độ rất cao, nếu cần có thể đuổi kịp bất kỳ mục tiêu nào”, chuyên gia Knutov nói.

Ông cũng nhắc lại rằng máy bay chiến đấu MiG-31 được trang bị radar rất mạnh và vũ khí tên lửa đầy uy lực, điều mà tất cả các đối thủ tiềm năng đều biết đến. Do đó họ không muốn dính líu tới chiếc máy bay này, và chỉ khi nhìn thấy nó thì đối thủ chỉ còn đường tìm cách chạy trốn.

“Chúng tôi thấy rằng những chiếc MiG-31 thường được điều động để đánh chặn máy bay trinh sát, đôi khi là máy bay ném bom xuất hiện trong khu vực biên giới của nước Nga”, chuyên gia Yuri Knutov kết luận.

Cần nhớ lại rằng trong những năm gần đây, số lượng hành động của phi cơ quân sự nước ngoài đến gần biên giới Nga không ngừng tăng lên. Ví dụ, máy bay trinh sát của không quân NATO được các chuyên gia của lực lượng kỹ thuật vô tuyến Nga phát hiện gần biên giới vào năm 2020 cao hơn 40% so với năm 2019.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm