Quốc tế

Chuyên gia Mỹ bác bỏ Tu-160 sao chép từ B-1B Lancer

Chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ Dario Leone vừa bác bỏ thông tin máy bay Tu-160 Nga sao chép ý tưởng từ chiếc B-1B Lancer của Mỹ.

Báo Mỹ nói về vũ khí có khả năng phóng ra "lửa" của Nga / Israel sử dụng vũ khí và trang thiết bị chiến lợi phẩm như thế nào?

Theo chuyên gia Mỹ, máy bay chiến lược Tu-160 thực hiện chuyến bay đầu tiên muộn hơn 7 năm so với B-1 Lancer Mỹ, cùng với thiết kế bên ngoài có một số điểm tương đồng nên đã xuất hiện thuyết âm mưu cho rằng Tu-160 là sản phẩm sao chép từ B-1B.

Chuyen gia My bac bo Tu-160 sao chep tu B-1B Lancer
Máy bay Tu-160 và B-1B Lancer.

Dario Leone phủ nhận quan niệm sai lầm này. Theo chuyên gia Mỹ, Tu-160 bắt đầu hoạt động ba năm sau khi bắt đầu sử dụng tích cực B-1B trong Lực lượng Không quân (Air Force) Mỹ. Cả hai máy bay đều có kích thước tương đương và cánh cụp cánh xòe. Hơn nữa, máy bay được thiết kế cho các nhiệm vụ giống nhau.

Sự giống nhau của máy bay là do xu hướng thiết kế và mức độ tiến bộ kỹ thuật như nhau. Do đó, các nhà thiết kế Liên Xô và Mỹ cùng đi theo một con đường tương tự nhau. Tuy nhiên, Tu-160 có khác biệt đáng kể so với B-1B Lancer.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, sự phát triển B-1B là phản ứng trước cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô. Sau khi Tổng thống Ronald Reagan đắc cử, chương trình phát triển được khôi phục với một vai trò mới.

Chiếc máy bay này được cho là sẽ lấp chỗ trống giữa chiếc B-52 vốn dễ bị các hệ thống phòng không Liên Xô tấn công và chiếc máy bay dự án ATB đầy hứa hẹn, sau trở thành máy bay ném bom B-2 Spirit.

Trong khi đó, các nhà thiết kế Liên Xô đưa ra ra một máy bay ném bom đa chức năng chính thức có thể hoạt động ở nhiều độ cao và tốc độ khác nhau. Dario Leone lưu ý Tu-160 không có cánh ngang phía trước, giống như B-1B. Điều này là do Liên Xô đã không cố gắng điều chỉnh để máy bay hoạt động ở độ cao thấp như B-1B.

 

Chuyên gia Mỹ kết luận, B-1B đang trải qua những năm cuối cùng của mình trong Không quân Mỹ. Có 57 chiếc hiện vẫn đang trong biên chế, có thể bị loại bỏ vào năm 2036. Trong khi đó Nga vẫn tiếp tục việc sản xuất Tu-160 và nâng cấp lên chuẩn mới mạnh hơn nhiều.

Đánh giá về sức mạnh của Tu-160, tờ Inquisitr của Mỹ cho biết, mẫu cải tiến của Tu-160 ngay từ trước khi hoàn thiện đã được coi là phi cơ mang tên lửa nhanh nhất của thế kỷ XXI, với những hệ thống điện tử mới càng có thêm ưu thế hơn nữa trên bầu trời và vượt trội qua mặt mẫu máy bay ném bom B-1B Lancer.

Theo số liệu của Inquisitr, B-1B Lancer được trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164, radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Bên cạnh đó, radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao.

Bên cạnh đó B-1B Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1B còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.

Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1B Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1B ước tính khoảng 2,4 m2. Máy bay này còn được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại.

 

Trong khi đó thông tin về radar của Tu-160 vẫn chưa được công bố nhưng nguồn tin này cho biết, nó được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, radar dẫn đường và tấn công hiện đại, hệ thống tác chiến điện tử hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao.

Ngoài ra, Tu-160 còn được thiết kế với khả năng giảm độ bộc lộ hồng ngoại và radar dù nó không phải là một máy bay tàng hình. Chỉ với những thông tin này, tạp chí Inquisitr cho rằng, về tính năng nhiệm vụ của 2 dòng máy bay là tương đương nhưng xét trên nhiều chỉ số, B-1B Lancer tỏ ra thua kém so với Tu-160 của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm