Quốc tế

Chuyên gia Mỹ thừa nhận TOW huyền thoại dở hơn tên lửa Nga

Theo chuyên gia quân sự Mỹ Charlie Gao, dù là tên lửa chủ lực tại Mỹ nhưng TOW khá chậm so với tên lửa Nga và khó diệt được tăng mới.

Nga chuẩn bị sẵn 4 tàu ngầm hạt nhân đề phòng AUKUS? / Vì sao Mỹ giảm bớt mục tiêu cần tiêu diệt ở Nga?

Chuyên gia Mỹ cho biết, ra đời từ thời chiến tranh tại Việt Nam, đến nay BGM-71 TOW đã trải qua nhiều lần nâng cấp với những thay đổi đáng kể để thích ứng với chiến tranh hiện đại.

Các phiên bản mới hiện nay của TOW được biết đến với TOW 2A và TOW 2B. Nhưng những phiên bản này đều bị đánh giá khó có thể vượt qua được hệ thống Shtora và những hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng Nga.

Chuyen gia My thua nhan ve TOW huyen thoai
Tên lửa TOW.

Ngoài ra, tốc độ quả đạn tấn công mục tiêu chậm chạp cũng bị coi là một phần nguyên nhâ khiến chúng mất đi yếu tố bất ngờ trong việc hạ gục mục tiêu.

Cụ thể, trong khi biến thể mạnh nhất của TOW chỉ có thể di chuyển với tốc độ 320m/giây thì những tên lửa của Nga như Khrizantema bay nhanh hơn 400m/giây, 9M120 Ataka bay 500m/giây và 9M119 Svir khoảng 400m/giây.

Điều đặc biệt trong biến thể nâng cấp của TOW là Mỹ lại quay lại sử dụng hệ thống dẫn đường bằng dây. Giải thích cho sự quay trở lại của hệ thống dẫn đường kiểu cũ, Raytheon cho rằng, đây là cách tốt nhất để vô hiệu hệ thống phòng vệ chủ động trên trên những cỗ tăng T-90 của Nga.

Quyết định dùng lại hệ thống dẫn đường bằng dây được cả nhà sản xuất và Bộ Quốc phòng Mỹ nhất trí sau khi hệ thống dẫn đường kiểu này được xác định đã vô hiệu hệ thống phòng thủ và phá hủy một cỗ tăng T-90A của Nga dù bộ đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora trên xe vẫn hoạt động.

Chuyên gia Mỹ cho biết, OTShU-1-7 thuộc hệ thống Shtora là một tổ hợp phòng vệ mềm, có khả năng đánh bại tất cả các loại tên lửa chống tăng có điều khiển. Kết cấu tổ hợp gồm các cảm biến laser xung quanh tháp pháo để thu tín hiệu khi xe bị hệ thống chỉ thị bằng hoặc đo xa laser chiếu đến, báo hiệu việc đang bị ngắm bắn.

 

Khi phát hiện đe dọa, máy tính trung tâm sẽ điều khiển các ống phóng đạn khói ngụy trang để làm mất phản xạ laser và che mắt xạ thủ ATGM giúp xe rút lui.

Cuối cùng là 2 mắt đỏ OTShU-1-7 để làm giả bước sóng của đèn tín hiệu lắp ở đuôi tên lửa, khiến hệ thống điều khiển bắn bị nhầm lẫn, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai khiến tên lửa hoặc lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời.

Nhưng hệ thống phòng vệ này chỉ có thể can thiệp vào những tên lửa tích hợp bộ điều khiển laser và không dùng dây dẫn nhưng lại không thể áp chế được đòn đánh của TOW hay bất kỳ dòng tên lửa nào dùng hệ thống dẫn đường bằng dây kiểu cũ.

Đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ quay lại thiết kế dẫn đường kiểu cũ trên lô TOW trong hợp đồng mới. Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ thừa nhận, biến thể mới sử dụng hệ thống dây dẫn của TOW chỉ có thể hoạt động tốt trong điều kiện chiến trường trống trải.

Nếu tác chiến ở địa hình đồi núi có nhiều cây cối, hệ thống dây dẫn sẽ bị cây cối và vật cản vô hiệu. Chính vì vậy, Mỹ phải đồng thời thực hiện nâng cấp với TOW nhưng vẫn đồng thời tìm cách phát triển dòng tên lửa thế hệ mới mạnh mẽ và tin cậy hơn.

 

Bởi tính đến thời điểm hiện tại, dù hầu hết các biến thể của TOW đều đã được sử dụng tại chiến trường Syria nhưng chưa một lần chúng hạ gục được xe tăng T-90A trong quân đội Ả Rập Syria.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm