Quốc tế

Vì sao Mỹ giảm bớt mục tiêu cần tiêu diệt ở Nga?

Khả năng tấn công hạt nhân chính xác của Mỹ đã được cải thiện đáng kể, dẫn đến số lượng tên lửa và số mục tiêu cần tiêu diệt giảm bớt đi.

Nga chuẩn bị sẵn 4 tàu ngầm hạt nhân đề phòng AUKUS? / Chiêm ngưỡng các loại "SU" tốt nhất của Nga

Tờ The Washington Post dẫn lời các chuyên gia được phỏng vấn cho biết, Mỹ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện công suất và độ chính xác của vũ khí hạt nhân một cách đáng tin cậy và hiệu quả hơn bao giờ hết, nâng cao đáng kể khả năng tấn công và phòng thủ.

Tờ The Washington Post ghi nhận rằng, sự gia tăng chất lượng về tiềm năng cho phép chú ý nhiều hơn đến vấn đề an toàn của vũ khí hạt nhân Mỹ, hơn là các dữ liệu con số định lượng của chúng.

Ấn phẩm lưu ý rằng, thay vì xây dựng hoặc duy trì số lượng đầu đạn hạt nhân ở mức hiện tại, bây giờ đã có thể bắt đầu giảm số lượng đó.

Theo ông John Wolfstahl, cựu cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về vấn đề không phổ biến vũ khí cho biết, Lầu Năm Góc hỗ trợ giảm một phần số lượng đầu đạn hạt nhân là thừa nhận rằng kho vũ khí của Mỹ đang trở nên chính xác hơn và tổng số mục tiêu mà Mỹ cần phải tiêu diệt ở Nga nếu xảy ra chiến tranh đã giảm bớt.

Vi sao My giam bot muc tieu can tieu diet o Nga?
Mỹ đang duy trì nhiều nền tảng có khả năng tấn công hạt nhân

Hiện nay, Mỹ đang sở hữu 3 loại vũ khí trang bị đầu nổ hạt nhân, đó là: Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm hạt nhân (SLBM) UGM-133A Trident II D5 (được trang bị cho quân đội năm 1990); tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ hầm phóng mặt đất LGM-30 Minuteman và bom hạt nhân B-61 ném từ các máy bay ném bom và chiến đấu cơ hạng nặng.

Tuy nhiên, trong khi chưa có thông tin kiểm chứng về sự chính xác của vũ khí tấn công hạt nhân thì hệ thống lá chắn phòng thủ của Mỹ lại liên tục bị chỉ trích.

Mới đây, chuyên gia David Ace viết trên tạp chí Forbes rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không có cơ hội chịu được đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân từ Trung Quốc hoặc Nga.

Chuyên gia David Ace cho biết Mỹ đã triển khai các hệ thống chống tên lửa ở Alaska, California và Đông Âu nhằm đẩy lùi các cuộc tấn công hạt nhân quy mô nhỏ của Triều Tiên và Iran; tuy nhiên, điều đó là không đủ để đối phó với những cường quốc như Nga và Trung Quốc.

Ông David Ace giải thích quan điểm của mình: "Các hệ thống phòng thủ của Mỹ không đủ để ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn liên quan đến hàng trăm tên lửa hạt nhân của Trung Quốc, hoặc thậm chí tệ hơn khi phải đối phó với hàng nghìn tên lửa của Nga".

 

Bài viết trên tạp chí Forbes nhấn mạnh rằng, chỉ trong mùa hè qua, Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh ít nhất hai lần, điều này khiến Lầu Năm Góc và tình báo Mỹ choáng váng, vì họ không ngờ Trung Quốc lại có tiềm năng vũ khí như vậy.

Theo tác giả, khả năng hệ thống phòng thủ tên lửa "thô sơ" của Mỹ chống lại được các cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân là rất thấp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm