Quốc tế

Chuyên gia Nga: Mỹ lo hơi xa khi thử AGM-183A

Theo chuyên gia Viktor Litovkin, việc Mỹ đánh giá thiệt hại với môi trường khi thử AGM-183A đã hơi xa vời bởi chưa hẳn cuộc thử nghiệm đã thành công.

Báo Mỹ lo ngại cuộc tấn công của hàng trăm UAV cảm tử Nga / Mỹ lo sợ trước uy lực của "thiên nga trắng"

Trung tâm Vũ khí Hạt nhân thuộc không quân Mỹ tuần này công bố tài liệu Đánh giá Môi trường liên quan tới hoạt động thử Hệ thống Răn đe Chiến lược Mặt đất (GBSD) tại thao trường thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo Ronald Reagan ở quần đảo Marshall.

Một phần báo cáo đề cập tới tác động môi trường liên quan tới đợt thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm AGM-183A, trong đó nhận định một vụ thử vũ khí hoàn chỉnh có thể làm chết tối đa 4 con ốc và 90 con sò ở bãi san hô Kwajalein tại khu vực nam Thái Bình Dương.

Chuyen gia Nga: My lo hoi xa khi thu AGM-183A
Tên lửa AGM-183A.

Cùng với trai, ốc, các sinh vật khác có thể sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Báo cáo cho biết vụ phóng AGM-183A có thể dẫn đến cái chết của hơn 10.000 cụm san hô tại đảo san hô Kwajalein. 108 con cá hoàng đế, một loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, có thể bị thương hoặc chết.

Những đánh giá về tác động môi trường do thử AGM-183A được Mỹ thực hiện nhằm chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm mới đối với dòng vũ khí siêu thanh này.

Tuyên bố hồi đầu tháng 6/2021, Tướng Timothy M. Ray, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Tấn công toàn cầu cho biết cuộc thử nghiệm Vũ khí phản ứng nhanh phóng trên không AGM-183A sẽ được tiến hành vào tháng 7/2021 sau một nỗ lực thất bại trước đó.

Trong lần phóng thử thất bại trước, Không quân Mỹ đã xác định nguyên nhân sự cố không đến từ hệ thống mấu treo mà là hệ thống điều khiển giữa máy bay mẹ và tên lửa không liên kết được với nhau dẫn đến việc tên lửa không thể phóng.

Nhận định về đánh giá tác động môi trường Mỹ thực hiện trước khi tiếp tục thử AGM-183A, chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho rằng: "Người Mỹ đã lo hơi xa về vấn đề này bởi chưa có dấu hiệu nào cho thấy, họ sẽ thành công với lần phóng mới của AGM-183A".

 

Vị chuyên gia này cho biết thêm rằng: "Không một tên lửa nào, không một mẫu máy bay nào bay được suôn sẻ ngay trong những lần đầu. Luôn luôn hiện hữu thời kỳ thử nghiệm, khi có sai sót, có sự cố ... Để phân tích xem tại sao tên lửa này hoặc tên lửa kia không bay được, cần tiến hành thử nghiệm".

Thế nhưng vị chuyên gia người Nga nhấn mạnh rằng rõ ràng là người Mỹ có thời kỳ thất bại khá dài trong việc chế tạo vũ khí siêu thanh khi so với thành tựu đạt được của Nga.

"Vấn đề khác là suốt 20 năm qua người Mỹ luôn quảng cáo khoe khoang vũ khí siêu thanh, tên lửa siêu thanh của họ nhưng cho đến nay họ vẫn không làm được gì. Còn chúng ta thì đang làm. Ta đã có Zircon, Kinzhal và cả tổ hợp Avangard, tất cả đều bay tốt và đang ở trong phiên chế trang bị.

Vì vậy, người Mỹ cần chí ít là chục năm nữa may chăng bắt kịp chúng ta, trước khi họ làm được cái gì đó ... Từ lâu, giới quân sự Mỹ đã hứa hẹn về tên lửa cực siêu, thế nhưng đến nay tên lửa này ở đâu thì chưa ai thấy", ông Victor Litovkin nói thêm.

Không quân Mỹ từng tiến hành 7 chuyến bay thử với mô hình tên lửa AGM-183A để thu thập dữ liệu định vị và tham số bay, kiểm tra khả năng tích hợp tên lửa lên nền tảng phóng B-52H và xây dựng quy trình vận hành cho đợt bắn thử đầu tiên.

 

Tính đến nay, lực lượng này chưa một lần thử nghiệm thành công nguyên mẫu AGM-183A hoàn chỉnh với đầy đủ động cơ và phương tiện lướt siêu vượt âm. Mọi hy vọng với AGM-183A được đặt vào vụ phóng mới sẽ diễn ra trong tháng 7/2021.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm