Quốc tế

M163 VADS Thái Lan sau nâng cấp có thực sự vượt trội ZSU-23-4 Shilka Việt Nam?

DNVN - Pháo phòng không tự hành M163 VADS được Mỹ chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, có vai trò tương tự như ZSU-23-4 Shilka của Liên Xô.

Trung Quốc suýt sở hữu tàu sân bay Pháp có tính năng ưu việt hơn hẳn Liêu Ninh / T-62 qua mặt cả T-72 nhờ đạn xuyên đặc biệt của Pháp

Trang mạng Thai Defence vừa qua cho biết, Lục quân Hoàng gia Thái Lan đã ký hợp đồng với Tập đoàn IMI của Israel để nâng cấp các tổ hợp pháo phòng không tự hành M163 VADS (Vulcan Air Defence System) có trong biên chế.

Pháo phòng không tự hành M163 VADS của Lục quân Hoàng gia Thái Lan trong một cuộc triển lãm. Ảnh: Thai Defence.

Pháo phòng không tự hành M163 VADS của Lục quân Hoàng gia Thái Lan trong một cuộc triển lãm. Ảnh: Thai Defence.

M163 VADS là tổ hợp pháo phòng không tự hành do Mỹ chế tạo từ những năm 1960, chính thức phục vụ quân đội nước này trong giai đoạn 1968 - 1994. Hệ thống gồm 1 pháo tự động nòng xoay M168 Vulcan Gatling cỡ 20 mm với cơ số 1.100 viên đạn đặt trên khung gầm xe thiết giáp M113.

Pháo M168 có thể bắn từng loạt ngắn 10, 30, 60, 100 viên hoặc tự động hoàn toàn với tốc độ 3.000 phát/phút; tầm bắn hiệu quả đạt 1,5 - 2 km, tối đa 5 km; pháo có góc nâng hạ -50 - +80 độ (tốc độ 45 độ/giây), góc xoay ngang 360 độ (tốc độ 60 độ/giây).

M163 VADS được trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm ngắn AN/VPS-2 cùng kính ngắm quang học M61 cho phép tác chiến vào ban đêm. Tuy nhiên do pháo thủ phải ngồi trong tháp pháo hở dẫn đến chịu nhiều nguy hiểm trên chiến trường.

Ngoài nhiệm vụ phòng không, khi cần thiết M163 VADS còn có thể sử dụng để chống lại xe thiết giáp bằng đạn M53 (xuyên được giáp dày 6,3 mm ở góc chạm 0 độ từ cự ly 1.000 m) hoặc đạn M56 (xuyên được 12,5 mm thép đồng nhất ở góc chạm 0 độ cách 100 m).

 

Màn hình hiển thị chức năng được lắp đặt bên trong khoang chiến đấu của M163 VADS. Ảnh: Thai Defence.

Màn hình hiển thị chức năng được lắp đặt bên trong khoang chiến đấu của M163 VADS. Ảnh: Thai Defence.

Do các thiết bị điều khiển tác chiến của M163 VADS đều cũ và lạc hậu nên Thái Lan đã quyết định nâng cấp toàn bộ 24 hệ thống của mình.

Theo thông tin ban đầu, IMI sẽ tiến hành lắp đặt thiết bị đo xa laser nhằm thay thế radar AN/VPS-2, trang bị thêm màn hình hiển thị chức năng, kính ngắm ảnh nhiệt và một vài tính năng mới như điều khiển từ xa, theo dõi mục tiêu tự động trong mọi điều kiện thời tiết...

 

Sau khi trải qua quá trình nâng cấp, M163 VADS được đánh giá sẽ có một sức mạnh mới, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của tác chiến phòng không hiện đại.

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Một trong những hệ thống tương đương với M163 VADS chính là pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo, hiện có trong trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 

ZSU-23-4 gắn kết trên khung gầm xe bánh xích GM-575 một tháp pháo bọc thép dạng hàn có thể xoay 360 độ với 4 pháo tự động 23 mm loại 2A7 (cơ số đạn 2.000 viên) làm mát bằng chất lỏng. Mỗi nòng pháo có tốc độ bắn 850 - 1.000 phát/phút, tạo ra hỏa lực 3.400 - 4.000 phát/phút, đi kèm cơ cấu giảm giật bằng thủy lực rất đáng tin cậy.

Hệ thống hoàn toàn ổn định và có khả năng bắn tốt, chính xác khi đang di chuyển nhờ radar RPK- 2 Tobol (NATO định danh Gun Dish) tầm hoạt động tối đa 20 km.

ZSU-23-4 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ 450 m/s, tầm bắn hiệu quả lên tới 2.500 m. Để chống lại xe thiết giáp, Shilka sử dụng đạn BZT xuyên được 15 mm giáp đồng nhất với góc chạm 30 độ từ cự ly 100 m, hoặc lên tới 25 mm nếu bắn từ xa 400 m ở góc 0 độ.

Có thể dễ dàng nhận thấy ZSU-23-4 vượt trội khá nhiều so với M163 VADS, nhưng hiện nay ưu thế này liệu còn rõ rệt?

Pháo phòng không ZSU-23-4 Shilka của Việt Nam trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pháo phòng không ZSU-23-4 Shilka của Việt Nam trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Quân đội nhân dân.

 

Nếu căn cứ theo những thông tin đã công bố, gói nâng cấp của Israel chủ yếu tập trung vào hệ thống ngắm bắn nhằm nâng cao độ chính xác cho M163 VADS. Tuy nhiên các thông số sau hiện đại hóa vẫn chưa rõ ràng và đáng kể nhất là M163 VADS đã không còn radar dẫn bắn.

Cách xác định mục tiêu bằng laser mặc dù chính xác hơn nhưng chỉ ổn định trong điều kiện thời tiết đẹp, hiệu suất sẽ giảm rõ rệt khi trời mưa hay có sương mù.

Trong khi đó, ZSU-23-4 ngoài ưu thế về hỏa lực, sức mạnh và độ tin cậy thì gần đây, mặc dù không ồn ào nhưng nhiều thiết bị điều khiển tác chiến cũng đã được Việt Nam tự cải tiến trong nước bằng những công nghệ hiện đại.

Do vậy, rất khó để cho rằng M163 VADS của Thái Lan sau nâng cấp sẽ có sức mạnh vượt trội ZSU-24 Shilka như một số nhận xét trên các trang mạng quân sự nước ngoài.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm