Quốc tế

Chuyên gia: Tên lửa R-77 phá vỡ khả năng tàng hình của tiêm kích Su-57

Tiêm kích Su-57 cần vũ khí không chiến tốt hơn tên lửa R-77, bởi loại đạn này dễ làm cho máy bay mất khả năng tàng hình.

Quân đội Nga nhận được 1.900 xe tăng và dự kiến ​​sẽ có thêm 200 chiếc nữa / Tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet đã được tích hợp bom thông minh GBU-53B

Chuyên gia Justin Bronk - nhà nghiên cứu chiến tranh trên không và là thành viên của RUSI (Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh) gần đây nhấn mạnh, tên lửa R-77 đang đặt ra thách thức cho tiêm kích Su-57.

Chuyên gia Justin Bronk - nhà nghiên cứu chiến tranh trên không và là thành viên của RUSI (Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh) gần đây nhấn mạnh, tên lửa R-77 đang đặt ra thách thức cho tiêm kích Su-57.

Ông Bronk chỉ ra rằng tiềm năng của Su-57 cũng bị cản trở bởi thực tế là máy bay này hiện đang được trang bị phiên bản cũ hơn của tên lửa không chiến Vympel R-77.

Khả năng tàng hình của máy bay Su-57 bị tổn hại do vị trí tên lửa như R-77 treo dưới cánh thay vì đưa vào bên trong khoang vũ khí. Theo ông Bronk, lý do chủ yếu nằm ở các cánh lái.

“Kết cấu khí động học của tên lửa khiến nó không được đặt vào khoang vũ khí bên trong của Su-57. Còn khi mang bên ngoài, tên lửa sẽ làm tổn hại đến khả năng tàng hình của máy bay”, ông Bronk nói.

 

Vấn đề này thực chất đã được đưa ra gần một năm trước, khi nhà phân tích đề cập tới những vấn đề mà người Nga đang gặp phải khi giảm diện tích radar cho chiến đấu cơ của mình.

“Chúng có thể hoạt động với các bề mặt khác nhau, nhưng có một số khía cạnh khác cần xem xét, chẳng hạn như vị trí của cảm biến, cửa hút gió, các cánh tà ở cạnh đầu không cần thiết và hạn chế chuyển động...” ông Bronk nói.

Theo chuyên gia Bronk, một số nỗ lực đang được tiến hành để tích hợp công nghệ tiên tiến hơn cho vũ khí trang bị của Su-57, cũng như bản thân chiếc tiêm kích thế hệ 5.

 

“Thật khó để đánh giá rõ ràng vấn đề từ góc nhìn của người ngoài cuộc. Tuy nhiên, có vẻ như kết quả kém hơn so với Su-35. Việc tích hợp dữ liệu từ cảm biến radar và hồng ngoại trên một màn hình là nhiệm vụ phức tạp, như người Mỹ đã quan sát trong trường hợp F-35”.

Ông Bronk nhắc nhở rằng người Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, lập trình và vi điện tử tốt hơn nhiều, đồng thời có nguồn lực gấp 10 lần: “Người Nga có nhiều vấn đề về máy móc khác và ngân sách hạn chế”.

“Để tránh bị phát hiện bằng radar AESA lớn, được chế tạo bằng công nghệ gali nitrit và kết nối với 4 đến 5 cảm biến khác là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Mặc dù sự thật là Su-57 khó bị phát hiện hơn nhiều so với dòng tiêm kích Flanker cũ".

 

"Su-57 cũng được thiết kế để mang radar AESA, nhưng hiện tại khí tài này chưa thực sự sẵn sàng, hiệu suất của máy bay không phù hợp với số tiền lớn đã chi cho nó”, chuyên gia Bronk kết luận.

Bên cạnh đó, ông Mike Damm - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell và là cựu sĩ quan tình báo Hải quân Mỹ lại nhìn thấy vấn đề ở chỗ khác.

Ông Damm tuyên bố rằng các đặc điểm và tính khí động học đã được công bố của máy bay cho thấy nó phù hợp nhất cho các hoạt động chiến đấu tầm ngắn.

 

Ngoài ra, Nga vẫn thiếu sự kiểm soát thích hợp đối với việc sử dụng công nghệ giảm diện tích phản xạ radar mà vấn đề với tên lửa không đối không chỉ là một trong số đó.

Nhà phân tích nhấn mạnh: “Các vấn đề kỹ thuật của máy vẫn cần được giải quyết và những sửa đổi quan trọng vẫn đang được thực hiện”.

Với những gì diễn ra, có lẽ Su-57 còn rất lâu nữa mới đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu chứ không phải như những gì giới chức quân sự Nga vẫn đang tuyên truyền.

 

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh.. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm