Liên Xô cũng không thể ngờ xe tăng T-72 được độ tới 3 khẩu pháo
Xe tăng T-72M2 do Slovakia cải tiến được trang bị tới 3 pháo, trong đó pháo chính cỡ nòng 125mm, 2 pháo còn lại có cỡ nòng 20mm được đặt cạnh hông tháp pháo.
Nga chuyển giao cho Lào thêm một lô xe tăng "Đại Bàng Trắng" T-72B1 / Tổng tư lệnh Hải quân Nga “bật mí” về thử nghiệm tên lửa siêu thanh Zircon
T-72 là một trong những chiếc xe tăng nổi tiếng do Liên Xô phát triển. Chúng được coi là giải pháp giá rẻ so với T-64 để trang bị số lượng lớn cho các đồng minh.
Vào giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, nhà máy ZTS Dubnica của Tiệp Khắc đã tiếp nhận tài liệu kỹ thuật để sản xuất theo ủy quyền các xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M của Liên Xô.
Trong vòng 10 năm tiếp theo, nhà máy đã xuất xưởng vài trăm xe tăng và biên chế cho quân đội Tiệp Khắc và các nước khác thuộc khối Warsaw.
Sau khi Tiệp Khắc tan rã, nhà máy ZTS Dubnica đã có thể liên kết với các đối tác nước ngoài với vị thế doanh nghiệp quân sự hàng đầu của Slovakia.
Chỉ trong vòng vài tuần sau khi Tiệp Khắc tan rã, giới chức quân sự của Cộng hòa Slovakia đã đi tới kết luận về sự cần thiết phải chế tạo chiếc xe tăng của riêng họ, với khả năng chống lại MBT của nước ngoài.
Nhà máy ZTS, nơi sản xuất dòng xe tăng này đã lựa chọn công ty SFIM của Pháp và SABCA của Bỉ trở thành các đối tác và nhà cung cấp thiết bị cho việc chế tạo xe tăng phiên bản mới mang tên T-72M2.
Xe tăng Т-72М2 được trang bị động cơ diezel mới S12U với 850 mã lực với những cải tiến sâu rộng trên nền tảng động cơ của Liên Xô trang bị đại trà cho T-72.
T-72M2 nặng hơn so với T-72 gốc khi có trọng lượng tới 43,5 tấn, tuy nhiên bộ truyền động được nâng cấp cùng động cơ khỏe giúp hiệu suất cơ động tăng thêm 10%.
Chiếc xe tăng được trang bị hệ thống phòng vệ thụ động “DYNAS” với giáp phản ứng nổ bao quanh phần trước của tháp pháo và thân xe, cũng như phần lớn tiết diện 2 bên sườn xe.
T-72M2 được trang bị các ống phóng đa năng Galix có thể phóng ra các lựu đạn khói, các mục tiêu nhiệt "giả".
Ngoài ra, hệ thống này cũng phóng ra những loại đạn phân mảnh để tiêu diệt bộ binh đối phương tiếp cận xe tăng.
Xe còn được trang bị hệ thống dập lửa DEUGRA có thể dập tắt đám cháy trong khoang chứa đạn chỉ trong vòng 150-200 mili giây.
Vũ khí chính vẫn là pháo nòng trơn cỡ nòng 125mm 2A46 đi kèm súng máy đồng trục PKT 7,62mm
Tuy nhiên nhà sản xuất đã trang bị thêm hai khẩu pháo bắn nhanh cỡ nòng 20mm bên hông tháp pháo.
Cụ thể hai khẩu pháo KAA-200 20mm được kết nối điều khiển bởi kính ngắm SFIM VS-580 và có thể di chuyển theo chiều dọc trong giới hạn góc từ -4 đến +35 độ, còn chiều ngang theo góc quay của tháp pháo.
Hai khẩu pháo 20mm này được dự tính sẽ thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các khí tài thiết giáp hạng nhẹ và bộ binh đối phương, cũng như để bắn hạ các máy bay tầm thấp.
Xe được trang bị hệ thống liên lạc BAMS trong tần số từ 30 đến 108 MHz và có khả năng thay đổi cách nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống không chỉ giúp liên lạc bằng đàm thoại mà còn truyền dữ liệu kỹ thuật số.
BAMS tích hợp thiết bị đàm thoại kỹ thuật số dành cho xe tăng, với chức năng xử lý tiềng ồn và có thể trao đổi với bất cứ xe tăng hiện đại nào của châu Âu.
Tuy là một chiếc xe tăng có nhiều cải tiến đáng kể, nhưng chúng lại bị đánh giá không bằng các xe tăng phương Tây trong khi chi phí nâng cấp lại tốn kém, chính vì thế dự án cuối cùng đã bị hủy bỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo