Khám phá

Cô gái mang viên ngọc ve sầu đã giữ bên mình 10 năm tới kiểm định, các chuyên gia mặt mày biến sắc: Thứ này mà bạn cũng dám đeo?

Cô gái không thể ngờ được viên ngọc mình luôn mang theo 10 năm nay lại là có lai lịch như vậy.

Sửa trang trại, người đàn ông tìm ra bảo vật "nữ hoàng cuối cùng" / Độc đáo ngôi chùa lưu giữ 4 bảo vật quốc gia ở Bắc Ninh

Mọi người chắc chắn không còn quá xa lạ với các chương trình kiểm nghiệm bảo vật. Với tư cách là người xem, chúng ta có thể tận mắt nhìn thấy cũng như lắng nghe những câu chuyện liên quan đến cổ vật do các chuyên gia kể lại, cung cấp cho chúng ta một lượng lớn kiến thức về văn hóa, lịch sử. Quá trình này khiến chúng ta cảm thấy phấn khích.

Cô gái mang viên ngọc ve sầu đã giữ bên mình 10 năm tới kiểm định, các chuyên gia mặt mày biến sắc: Thứ này mà bạn cũng dám đeo? - Ảnh 1.
Các chuyên gia thẩm định bảo vật.

Có rất nhiều người yêu thích chương trình đến mức không bỏ qua bất cứ một tập nào vì sợ lỡ mất một cổ vật hoặc câu chuyện văn hóa thú vị. Trong chương trình đôi lúc cũng xảy ra một vào tình huống oái oăm như việc các chuyên gia phán đoán sai lầm giữa thật và giả. Nhưng hầu hết những nhận định của chuyên gia đều là chính xác.

Đã từng có một người phụ nữ mang đến chương trình một viên ngọc hình ve sầu đến gặp các chuyên gia. Trước đó, cô gái đã nói với các chuyên gia, đây là vật bất ly thân, cô đã mang nó trên người 10 năm nay.

Các chuyên gia nghe xong rất hứng thú và nhanh chóng tiến hành kiểm định với viên ngọc hình ve sầu này. Nhưng khi vừa xem xong, sắc mặt chuyên gia lập tức biến sắc và vội vàng hỏi người phụ nữ: "Bạn to gan thật đấy, thứ này mà cũng dám đeo lên người? Bạn có biết nguồn gốc của viên ngọc này là như nào không?"

Cô gái mang viên ngọc ve sầu đã giữ bên mình 10 năm tới kiểm định, các chuyên gia mặt mày biến sắc: Thứ này mà bạn cũng dám đeo? - Ảnh 3.

Ngọc ve sầu được làm bởi ngọc thạch, vào thời cổ đại, những vật dụng làm bằng ngọc đều tượng trưng cho bậc chính nhân quân tử. Cổ nhân vẫn có câu: “Quân tử khiêm nhường, ôn nhu tựa ngọc” cũng từ quan niệm này mà ra. Từ xưa tới nay, ngọc thạch cũng trở thành biểu tượng của địa vị và quyền lực.

Rất nhiều người thời xưa theo đuổi cái gọi là trường sinh bất lão, mà người quen thuộc nhất đối với chúng ta chính là Tần Thủy Hoàng, một người ám ảnh bởi sự trường thọ. Ngọc thạch là vật bất ly thân, cũng là một vật tùy táng. Đồ tùy táng, chúng ta đều biết, là vật chôn cùng những người quá cố, bị chôn vùi nhiều năm dưới lòng đất ẩm thấp, tối tăm.

 

Cô gái mang viên ngọc ve sầu đã giữ bên mình 10 năm tới kiểm định, các chuyên gia mặt mày biến sắc: Thứ này mà bạn cũng dám đeo? - Ảnh 4.

Những viên ngọc được tùy táng cũng không giống ngọc bình thường, lúc sẽ đặt vào lòng bàn tay, lúc đặt trên mắt, cũng có lúc sẽ bỏ vào miệng. Những miếng ngọc bình thường sẽ được thiết kế một lỗ nhỏ chuyên để xỏ nhưng ngọc để tùy táng dùng cho đám ma thì không có. Và viên ngọc ve sầu mà người phụ nữ mang đến chính là loại ngọc được đặt vào trong miệng người chết. Điều này bất cứ ai cũng khó lòng chấp nhận.

Cô gái mang viên ngọc ve sầu đã giữ bên mình 10 năm tới kiểm định, các chuyên gia mặt mày biến sắc: Thứ này mà bạn cũng dám đeo? - Ảnh 5.

Vòng đời của ve sầu rất ngắn, nhưng nó mỗi năm đều tái sinh. Chính vì vậy mà người xưa cho rằng ngọc ve sầu đặt trong miệng sẽ khiến người chết một ngày nào đó sẽ bắt đầu cuộc sống mới. Ý nghĩa biểu tượng tốt đẹp như vậy, cũng phần nào khiến người đã khuất an lòng. Cô gái sau khi nghe xong lời giải thích của các chuyên gia, chân tay run rẩy, đứng không vững. Hóa ra miếng ngọc mà mình mang theo 10 năm nay lại là vật bồi táng.

Nhưng trong cái rủi cũng có cái may, miếng ngọc này được chế tác vô cùng tinh xảo, lại có lịch sử lâu đời, được các chuyên gia định giá lên tới mức 600.000 NDT (khoảng hơn 2 tỷ đồng).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm