Cuộc chiến Nagorno-Karabakh: Iskander của Armenia chỉ 'hữu danh vô thực'?
Mỹ bất lực nếu Nga tấn công bằng tên lửa hành trình / F-15E Mỹ đánh thẳng vào khu vực Nga kiểm soát
Cuộc chiến Nagorno-Karabakh lần 2
Vào cuối tháng 9 năm 2020 chiến sự đã nổ ra ở Nagorno-Karabakh, làm trầm trọng thêm tình trạng xung đột kéo dài ở đây và dẫn đến thương vong cho dân thường.
Các bên đã thực hiện nhiều nỗ lực để ký kết thỏa thuận ngừng bắn, nhưng thỏa thuận đó chỉ đạt được vào đêm rạng sáng ngày 10 tháng 11 với vai trò trung gian của Nga.
Sau quá trình đàm phán giữa 3 nhà lãnh đạo của Nga, Azerbaijan và Armenia, các ông Vladimir Putin, Ilham Aliyev và Nikol Pashinyan đã ký một tuyên bố chung về ngừng hoàn toàn hoạt động quân sự ở Nagorno-Karabakh, dưới sự giám sát của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, được triển khai dọc theo đường liên lạc và hành lang Lachin nối Nagorno-Karabakh với Armenia.
Theo tuyên bố, Armenia và Azerbaijan đã đồng ý ngừng bắn hoàn toàn, hai bên dừng chân tại vị trí đã chiếm đóng, sau đó một số khu vực sẽ chuyển giao dưới sự kiểm soát của Baku, hai bên tiến hành trao đổi tù nhân và thi thể của những người thiệt mạng. Yerevan (Erevan) cũng chuyển giao cho Baku các vùng Kelbajar, Lachin và Aghdam.
Iskander được sử dụng để hủy diệt LORA Israel?
Vào tháng 11 năm ngoái, sau khi kết thúc giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc giao tranh, cựu lãnh đạo cơ quan thanh tra quân sự của Bộ Quốc phòng Armenia là ông Movses Akopyan đã bất ngờ tiết lộ về việc nước này đã sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, mà Yerevan đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên nhận được tổ hợp tên lửa đất đối đất tầm ngắn này của Nga vào năm 2016.
Tuy nhiên, ông này không tiết lộ chi tiết về việc Armenia đã sử dụng loại tên lửa này trong tình huống nào và ở thời điểm nào.
Giới truyền thông đưa tin, Armenia đã sử dụng tên lửa Iskander (Nga) để hủy diệt trận địa tên lửa LORA (Israel) của Azerbaijan |
Vào tháng 10 năm ngoái, giới truyền thông cũng đã đưa tin về việc Armenia lần đầu tiên đã sử dụng hệ thống tên lửa đất đối đất tầm ngắn Iskander-E Nga của để chống lại Azerbaijan, phá hủy một khu vực triển khai các hệ thống tên lửa chiến thuật LORA của đối phương.
Trang Avia-pro đã nói về việc vào ngày 03/10/2020, Azerbaijan đã lần đầu tiên sử dụng các tên lửa đất đối đất chiến thuật LORA do Israel chế tạo để thực hiện một cuộc tấn công, đánh sập cây cầu nối vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh với Armenia.
Sau đó, Armenia đã dùng Iskander để đáp trả, phá hủy toàn bộ trận địa tên lửa của Azerbaijan.
Mặc dù như vậy, vẫn không có thông tin chính thức nào từ chính phủ Armenia xác nhận sự việc Quân đội nước này đã sử dụng tên lửa Iskander để tấn công trả đũa Azerbaijan.
Tuyên bố ‘Iskander là tên lửa xịt’ không đáng tin cậy
Mới đây, đã xuất hiện những thông tin từ chính giới Armenia về việc tên lửa của tổ hợp tác chiến-chiến thuật (OTRK) Iskander mà nước này mua từ Nga đã “không phát nổ” hoặc chỉ phát nổ chỉ khoảng 10%, trong giai đoạn xung đột leo thang ở Nagorno-Karabakh vào tháng 10/2020.
Những tuyên bố kiểu này đã khiến các chuyên gia quân sự ngạc nhiên và chủ đề này đã được thảo luận sôi nổi cả ở Armenia và trong không gian thông tin bằng tiếng Nga suốt từ hôm 23/02 đến nay.
Theo chuyên gia quân sự Karen Vrtanesyan của trang web tin tức quân sự Armenia Razm.info, Armenia chưa chính thức thừa nhận đã sử dụng hệ thống tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander và cũng chưa bao giờ có bất kỳ phàn nàn nào về khả năng hoạt động của nó.
Vị chuyên gia này phân tích rằng, khó có thể xác định được khái niệm thế nào là “nổ 10%”. Iskander không có đầu đạn phức hợp để mà phân định được một số chi tiết phát nổ, một số khác không nổ.
Hơn nữa, giả sử Quân đội Armenia đã sử dụng tên lửa để tấn công vào phía sau tiền duyên thì khu vực mà tên lửa tấn công lúc đó nằm trong phạm vi kiểm soát của Azerbaijan và khó có cách nào để Armenia kiểm tra tên lửa có nổ ở đó hay không và nổ bao nhiêu phần trăm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo