Tàu ngầm Magadan sẽ 'chèn ép' Mỹ ở Thái Bình Dương
Mỹ thu nhỏ thành công vũ khí laser 'sát thủ' / Mỹ quyết đuổi kịp Nga bằng siêu vũ khí mới cho oanh tạc cơ B-1B Lancer
Dự án 636.3 Varshavyanka ra mắt lần đầu tiên vào giữa những năm 1990. Một tàu ngầm loại này có khả năng hoạt động ở cự ly lên tới 400 hải lý (trong chế độ lặn hoàn toàn) và ở dưới nước khoảng 45 ngày. Kích thước nhỏ đi kèm bộc lộ thấp cho phép giải quyết các nhiệm vụ mà những tàu ngầm nặng hơn không thể thực hiện.
Magadan là chiếc tàu ngầm thứ ba trong loạt, hợp đồng đóng mới được ký kết vào năm 2016. Tức là trong 5 năm, Nhà máy đóng tàu Admiralty đã chế tạo ra 3 chiếc loại này cho Hải quân Nga.
Thuyền trưởng cấp một (Đại tá) dự bị Vasily Dandykin trong cuộc trò chuyện với Narodniy Novosti đã giải thích những cơ hội mới nào đang mở ra cho Hải quân Nga sau khi tiếp nhận một tàu ngầm hiện đại hóa mà NATO đặt cho biệt danh là "lỗ đen".
Ông Dandykin cho biết rằng các tàu ngầm như vậy đang phục vụ tích cực trong Hạm đội Biển Đen, nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều kiện chiến đấu thực tế.
Ở vùng biển Địa Trung Hải, Varshavyanka đã thể hiện hiệu quả cao trong cuộc chiến chống khủng bố. Chính những phẩm chất này đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Nga quyết định chế tạo để trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ giờ đây sẽ phải thận trọng hơn trong khu vực Thái Bình Dương - nơi mà theo truyền thống được coi là vùng chịu ảnh hưởng của riêng họ.
“Hiện tại hai tàu đầu tiên đang nằm ở đâu đó trên Biển Đông, tức là hạm đội đã nhận được quân tiếp viện. Chiếc tàu ngầm thứ ba của Dự ánVarshavyankamang tên Magadan đã được đưa vào biên chế".
"Trong vòng hai hoặc ba năm, toàn bộ loạt tàu theo hợp đồng sẽ được chuyển giao cho Hạm đội Thái Bình Dương, lực lượng này sẽ tăng cường khả năng của Nga, ví dụ như ở Biển Nhật Bản”, ông Dandykin nhấn mạnh.
Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Nga sẽ được trang bị loạt tàu ngầm Dự án 636.3 Varshavyanka cực mạnh |
Các tàu ngầm thuộc Dự án 636.3 Varshavyanka có thể gia tăng đáng kể năng lực tác chiến dưới nước của Hạm đội Thái Bình Dương, nó được phân loại thuộc thế hệ 3+.Nhiều phương tiện tác chiến loại này đã được các thủy thủ Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria kiểm tra chất lượng. Nhưng tàu ngầm dành cho Hạm đội Thái Bình Dương có những đặc điểm riêng.
Ví dụ về vũ khí, từ chỗ chỉ có ngư lôi thì giờ đây tàu đã mang tên lửa, ông Dandykin lưu ý.Cụ thể chiếc Magadan hiện có tên lửa Kalibr-S được thiết kế để phóng từ dưới nước. Theo chuyên gia quân sự, con tàu đã trở nên đa chức năng hơn nhiều.
Ngoài vai trò diệt hạm, tên lửa hành trình này có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất khoảng cách lên đến 2.000 km, từ đó đặt mọi căn cứ của Hải quân Mỹ và Nhật Bản trong tầm khống chế, đây là vai trò răn đe cực lớn mà đối phương chẳng thể xem thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo