Kho vũ khí hạt nhân khủng khiếp của Mỹ hiện tại
Thực trạng vũ khí hạt nhân thế giới 2021 / Diễn biến dịch COVID-19 ở Nga ngày càng căng thẳng
Theo The Hill, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018, Mỹ tiết lộ thông tin về quy mô kho vũ khí hạt nhân tính đến tháng 9/2020.
Giới chuyên gia cho rằng, việc công bố dữ liệu này của Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) là sự trở lại của tính minh bạch, vốn đã bị chính quyền của cựu Tổng thống Trump ngưng lại.
“Chính quyền của Tổng thống Biden đã tiết lộ quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ một cách công khai, điều mà cựu Tổng thống Donald Trump từ chối tiết lộ trong hai năm qua”, The Hill viết.
Theo báo cáo của NNSA, tính đến tháng 9/2020, Mỹ có 3.750 đầu đạn. Lần cuối cùng thông tin như vậy được công bố vào năm 2018, khi đó số đầu đạn hạt nhân thông kê mới nhất vào năm 2017 là 3.822 đầu đạn.
"Việc tăng tính minh bạch kho dự trữ hạt nhân của các quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực không phổ biến và giải trừ quân bị", thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Việc công khai minh bạch kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định trên toàn cầu.
NNSA cũng cho biết thêm, dữ liệu hiện tại cho thấy kho vũ khí hạt nhân giảm khoảng 88% so với mức tối đa vào năm 1967 là 31.255 đầu đạn.
Vài giảm khoảng 83% so với năm 1989, năm Bức tường Berlin sụp đổ, kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi đó Mỹ có 22.217 đầu đạn.
Hans Christensen, Giám đốc Chương trình Thông tin Hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ gọi quyết định hiện tại của chính quyền ông Biden là “sự trở lại của tính minh bạch”.
“Việc tiết lộ thông tin về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ giúp các nhà ngoại giao Mỹ đàm phán về kiểm soát vũ khí, tại hội nghị Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ được tổ chức vào năm tới”, ông Christensen nói.
Trước đó, theo tạp chí Bulletin of the Atomic Science, Mỹ đang triển khai 1.750 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện phóng và có 2.050 đầu đạn dự phòng
Ngoài những đầu đạn đã được triển khai sẵn sàng sử dụng và loại đang dự trữ, khoảng 2.000 đầu đạn khác đang tháo dỡ. Như vậy, tổng cộng Mỹ có 5.800 đầu đạn hạt nhân.
Trong số 1.750 đầu đạn được triển khai, 400 đơn vị đang lắp trên các tên lửa đạn đạo, 900 đơn vị trang bị cho tên lửa phóng từ tàu ngầm, 300 đầu đạn lắp trên các máy bay ném bom và 150 đơn vị còn lại đặt ở những căn cứ quân sự châu Âu.
Vũ khí hạt nhân của Mỹ đang được bảo quản và lưu trữ tại khoảng 24 địa điểm ở 11 bang khác nhau và 5 quốc gia châu Âu. Nơi chứa nhiều vũ khí hạt nhân là căn cứ dưới lòng đất ở Kirtland, bang New Mexico.
Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) nhận định rằng, Mỹ đang có xu hướng thu hẹp kho vũ khí hạt nhân của mình.
Việc cắt giảm vũ khí hạt nhân chủ yếu cũng dựa vào Mỹ và Nga, 2 quốc gia chiếm hơn 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Trong 4 năm nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Trump, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga, thay vào đó là thỏa thuận New Start vào năm 2020
Thỏa thuận này nhằm giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân mà Mỹ và Nga nắm giữ, dự kiến hết hạn vào tháng 2/2022.
Tổng thống Biden đã đề xuất gia hạn New Start lên 5 năm và Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó nhanh chóng đồng ý.
Đầu năm nay, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết Nga có 6.255 đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có 350, Anh có 225 và Pháp có 290. Các nước Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên có khoảng 460 đầu đạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?