Đã đến lúc phòng thủ Mỹ chặn được mọi tên lửa
Su-30MK2 mang tên lửa hành trình khiến Mỹ phải e sợ / Nga thử nghiệm loạt thiết giáp bánh lốp thế hệ mới dựa trên Tiger
Theo Defense News, những thành công mang tính cách mạng của IBCS đã được chứng minh trong lần thử nghiệm hồi giữa tháng 9/2020 tại bãi thử White Sand, bang New Mexico.
Vụ thử IBCS được thực hiện với sự tham gia của hơn 700 chuyên gia, nhân viên kỹ thuật và được phân chia theo nhóm các chuyên gia riêng như nhóm hệ thống radar, nhóm tên lửa đánh chặn, nhóm hệ thống trinh sát và thông tin...
Giới quân sự Mỹ kỳ vọng khi chính thức được vận hành, IBCS sẽ đóng vai trò như hệ thống kết nối toàn bộ các tổ hợp vũ khí phòng thủ của Mỹ trong một nền tảng hợp nhất.
Đến khi đó, các thành phần trong hệ thống phòng không có thể hoạt động nhờ thông tin được thu thập từ các thành phần khác để nâng cao hiệu quả chiến đấu tổng thể.
Phòng thủ Mỹ. |
Đặc biệt, những tổ hợp tên lửa Patriot sẽ tăng hiệu quả đánh chặn lên rất nhiều khi sử dụng những dữ liệu về mục tiêu do hệ thống THAAD, Aegis thu thập được. Hiện Northrop Grumman là nhà thầu chính thực hiện chương trình IBCS.
Qua các thực nghiệm hãng chế tạo Mỹ tin rằng, mạng lưới hệ thống phòng không hợp nhất như IBCS sẽ giúp đối phó tốt với các mối nguy cơ bất đối xứng trong tương lai, đặc biệt là các mục tiêu cỡ nhỏ và hoạt động ở độ cao thấp như tên lửa hành trình và thiết bị bay không người lái.
Việc tích hợp các thành phần radar cảnh giới và đánh chặn trong một hệ thống hợp nhất sẽ giúp mở rộng phạm vi phòng thủ vượt xa phạm vi ngoài đường chân trời.
Trong lần thử nghiệm đầu tiên của IBCS, hệ thống Patriot đã phóng 2 đạn đánh chặn và diệt thành công cả 2 mục tiêu tấn công từ 2 hướng khác nhau.
Lãnh đạo chương trình Quân đội tương lai của Mỹ, tướng John M. Murray cho biết, quân đội nước này đang thử nghiệm tích hợp các tổ hợp vũ khí phòng không tầm thấp SHORAD, Patriot và THAAD, cũng như tổ hợp phòng thủ tên lửa Iron Dome nhập khẩu từ Israel trong một hệ thống chỉ huy hợp nhất.
Trong trường hợp IBCS ứng dụng thành công, hệ thống radar của một hệ thống phòng thủ nào đó bị áp chế hoặc gặp sự cố, các hệ thống phóng vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác.
Trước khi thực hiện chương trình IBCS, giới quân sự và truyền thông Mỹ từng nhiều lần thừa nhận hệ thống phòng thủ nước này không đủ năng lực để đôi phó với một cuộc tấn công quy mô lớn từ bên ngoài, đặc biệt là rất yếu trong khả năng đánh chặn tên lửa hành trình.
Trong cuộc trò chuyện với Kênh truyền hình Fox News hồi cuối năm 2019, Trung tá Michael Waltz của Mỹ tiết lộ thông tin gây sốc về tỷ lệ đánh chặn thành công của phòng thủ nước này.
"Vấn đề mà tôi nhấn mạnh bao nhiêu cũng không đủ là hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất của Mỹ, các hệ thống ở California và Alaska, để bắn hạ những thứ bay từ không trung, chỉ hiệu quả khoảng 50%. Trong các vụ thử bắn hạ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trên không trung, hiệu quả chỉ ở mức 50%", Trung tá Michael Waltz cho biết.
Để mang lại an toàn cho nước Mỹ, tỷ lệ thành công nói trên là không đủ. Điều này cũng đã được tờ National Interest dẫn nội dung bài viết của cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer, hiện làm việc cho Trung tâm Các vấn đề của Mỹ và châu Âu thuộc Viện Brookings cho biết.
Theo ông Steven Pifer, Mỹ không hề có hệ thống phòng thủ đáng tin cậy và phù hợp chống các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Kể từ năm 1983 phòng thủ tên lửa Mỹ là câu chuyện của "những niềm hy vọng tan chảy". Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) do Tổng thống Ronald Reagan đề xuất năm 1983 từng ước tính Mỹ cần đối phó với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân.
Sáng kiến Phòng thủ toàn cầu chống các cuộc tấn công hạn chế (GPALS) của George W. Bush đã đưa con số nguy cơ tấn công xuống dưới 200 đầu đạn.
Và đến thời Bill Clinton, chương trình Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) được ông khởi xướng thực hiện chỉ còn khả năng đối phó với vài chục đầu đạn hạt nhân, ông Pifer dẫn ra thực tế đáng lo ngại với Mỹ.
Để bù đắp vào sự hoạt động thiếu hiệu quả của hệ thống phòng thủ, Mỹ đã quyết định bật lại hệ thống cảnh báo tên lửa tại Hawaii có từ thời Chiến tranh lạnh. Cùng với đó là việc Lầu Năm Góc bắt tay vào thực hiện chương trình IBCS.
Với những động thái này, Mỹ có lý do để tin rằng phòng thủ nước này có thể đối phó với mọi cuộc tấn công đường không từ bên ngoài nhằm vào lãnh thổ Mỹ dù đó là tên lửa hành trình hay đạn đạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo