Điểm mặt 3 siêu tuần dương hạm "độc nhất" mà Nga, Mỹ, Trung Quốc sở hữu
Tuần dương hạm trên thế giới hiện tại đã lỗi thời và bị hải quân các nước "ruồng rẫy". Ấy vậy mà ba cường quốc hải quân là Mỹ, Trung Quốc và Nga hiện tại vẫn đang sử dụng tuần dương hạm trong biên chế.
Mỹ mang vũ khí đặc trị khi 20 tàu Iran bám đuôi / Syria lộ vũ khí mới cực mạnh khi tập trận trên biển với Nga
Các tuần dương hạm này có độ giãn nước chỉ 9800 tấn - nhỏ hơn so với tiêu chuẩn tuần dương hạm trong quá khứ nhưng vẫn lớn hơn so với các khu trục hạm hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: QQ.
Ban đầu, tàu được đóng với radar quét mảng bị động và được dự kiến biên chế trở thành khu trục hạm. Tuy nhiên rất nhanh sau đó, các tàu lớp Ticonderoga đã được sửa lại bản thiết kế để trang bị thêm hệ thống chiến đấu Aegis, biến nó thành một tuần dương hạm dẫn đường tên lửa. Nguồn ảnh: QQ.
Mỹ từng đóng tổng cộng 27 tuần dương hạm lớp Ticonderoga, tới nay đã có năm chiếc được cho về hưu, vẫn còn 22 chiếc đang phục vụ. Mỗi tuần dương hạm hộ vệ tên lửa Ticonderoga mang theo tối đa tới 122 tên lửa các loại bao gồm cả đối đất, đối hải, đối không. Nguồn ảnh: QQ.
Loại khu trục hạm lớn nhất của Trung Quốc hiện tại là khu trục hạm lớp Type 055 cũng được Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới coi như là một tuần dương hạm dù rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận điều này, chỉ coi Type 055 là khu trục hạm. Nguồn ảnh: QQ.
Với độ giãn nước tối đa lên tới 12.000 tấn, rõ ràng Type 055 xứng đáng là loại tuần dương hạm duy nhất và nặng nhất của châu Á trong thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: QQ.
Loại tuần dương hạm của Trung Quốc này cũng được sử dụng vào nhiệm vụ chính là hộ vệ tên lửa. Tàu sử dụng bốn động cơ tua-bin khí cung cấp công suất tổng cộng 150.000 mã lực cho phép nó đi được với tốc độ lên tới 30 hải lý giờ - tương đương 56 km/h. Nguồn ảnh: QQ.
Giống với lớp Ticonderoga, khả năng mang theo vũ khí của Type 055 là cực kỳ vượt trội so với mọi loại khu trục hạm khác. Tổng cộng, mỗi tuần dương hạm Type 055 có tới 112 giếng phóng tên lửa thẳng đứng, tương thích với đủ loại tên lửa từ đối không, đối hạm cho tới đối đất. Nguồn ảnh: QQ.
Cuối cùng và cũng là tuần dương hạm lớn nhất thế giới - đó là các tuần dương hạm lớp Kirov của Hải quân Nga. Các tàu này được đóng từ thời Liên Xô, có độ giãn nước tối đa lên tới 28.000 tấn. Nguồn ảnh: QQ.
Đây cũng là loại tuần dương hạm duy nhất trên thế giới sử dụng động cơ hạt nhân. Tàu có công suất tổng cộng 140.000 mã lực với 2 lõi phản ứng hạt nhân, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 32 hải lý giờ - tương đương 59 km/h. Nguồn ảnh: QQ.
Khác với các tuần dương hạm hiện đại của Mỹ, Trung sau này, tuần dương hạm lớp Kirov của Nga có trang bị vũ khí phục vụ việc phòng không là chủ yếu. Tàu có tới 96 tên lửa S-300F, 128 tên lửa Kinzhal cùng với hàng chục pháo cao tốc, pháo đa chức năng. Nguồn ảnh: QQ.
Liên Xô từng đóng hoàn thiện 4 tàu tuần dương hạm loại này, hiện tại một chiếc đang hoạt động, một chiếc khác đang được bảo dưỡng thay lõi hạt nhân, hai chiếc còn lại được cho vào kho dự bị. Nguồn ảnh: QQ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Mỹ hiện tại là một trong những quốc gia sử dụng tuần dương hạm nhiều nhất thế giới. Loại tuần dương hạm duy nhất hiện đang được Hải quân Mỹ sử dụng đó là tuần dương hạm lớp Ticonderoga. Nguồn ảnh: QQ.