Điểm yếu chết người của phi đội máy bay trên hạm Mỹ
Căng thẳng quân sự giữa Hàn Quốc và Nhật Bản bộc lộ điểm yếu của Mỹ / Ấn Độ giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
Cụ thể, hầu hết phi đội trên tàu sân bay Mỹ “thiếu tầm bay, độ bền, khả năng sống sót và tính chuyên môn hóa để thực hiện các khoa mục tác chiến cần thiết” nhằm đánh bại quân đội của các cường quốc khác”, Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách có trụ sở ở Washington nói trong báo cáo công bố cuối năm 2018.
Hiện nay hải quân Mỹ đang sở hữu 10 hàng không mẫu hạm, nhưng chỉ duy tri hoạt động của 9 phi đội, bởi luôn có một tàu phải đại tu.
Mục tiêu của hải quân Mỹ là luôn có 6 tàu có khả năng triển khai nhiệm vụ trong vòng 30 ngày và sẽ có thêm một tàu tham gia trong vòng 90 ngày.
Mỗi tàu mang theo 70 máy bay, bao gồm hơn 40 tiêm kích F/A-18 công thêm một số máy bay cảnh báo sớm E-2, máy bay tác chiến điện tử EA-18G, máy bay vận tải C-2 và một số trực thăng.
Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch thêm vào phi đội trên hạm những chiếc tiêm kích F-35 tàng hình, bắt đầu từ năm 2019, và sang đầu những năm 2020 sẽ bổ sung các máy bay không người lái chống tăng MQ-25 và máy bay vận tải V-22 Osprey có năng lực lên thẳng.
Trong Chiến tranh lạnh, các máy bay điển hình trên hạm của hải quân Mỹ là máy bay ném bom A-6, tiêm kích F-14, có tầm tác chiến 2900km với khả năng mang 7 tấn vũ khí.
Nhưng thế giới thay đổi, và phi đội trên hạm của Mỹ cũng vậy, Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách kiến giải. “Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, hải quân Mỹ đối mặt với một tình huống họ chưa từng đối mặt kể từ khi ra đời không quân hải quân: thiếu đối thủ cạnh tranh tương xứng.
“Môi trường ngày càng tự do buông thả và nhiệm vụ ít thách thức sau Chiến tranh lạnh đã cho phép hải quân Mỹ loại bỏ các dòng máy bay chuyên đánh biển, bao gồm tiêm kích F-14 Tomcat và máy bay chống ngầm S-3B Viking, thay vào đó là chuyển sang ưa thích các máy bay đa nhiệm như F/A-18A-D Hornet và F/A-18E/F Super Hornet.”
“Diễn tiến này đạt đến cực điểm vào cuối thập kỷ này, với các phi đội trên hạm gồm toàn tiêm kích F/A-18E/F và mayý bay tác chiến điện tử EA-18G (một phiên bản khác của dòng F/A-18F Super Hornet), máy bay cảnhbáo sớm E-2D Hawkeye và trực thăng đa nhiệm MH-60 ASW...”
Tính đến năm 2018, tầm tác chiến của máy bay trên hạm Mỹ với 9 tấn vũ khí chỉ đạt khoảng 2.000km. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang phát triển các tên lửa chống hạm tầm xa và các loại vũ khí khác có khả năng đe dọa sự sống còn cảu tàu sân bay và tất nhiên là cả máy bay trên hạm.
“Do vậy, phi đội máy bay trên hạm của Mỹ cần phải hoạt động được ở tầm tác chiến lớn hơn và trong môi trường cạnh tranh hơn giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh”, Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách cảnh báo giới chức quân sựMỹ.
Tổ chức nghiên cứu của Mỹ này còn đưa ra khái niệm về một tiêm kích trên hạm tầm xa mới, tạm gọi là FA-XX, và các mẫu hình máy bay không người lái (UAV), cho rằng chúng cần được bổ sung vào phi đội trước năm 2040. “Việc bổ sung các UAV trên hạm và các tiêm kích FA-XX sẽ làm gia tăng đáng kể tầm tác chiến của phi đội máy bay chiến đấu trên hạm”.
Theo tổ chức này, các UAV mới có thể nhỏ hơn một tiêm kích FA-18 nên cho phép một tàu sân bay triển khai nhiều máy bay hơn nếu có xung đột xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này