Đô đốc tiết lộ lý do Mỹ sẽ thua nếu...Thế chiến III
Vỏ Trái Đất bị chảy nhão bí ẩn ở châu Mỹ / Thổ bỏ động cơ Mỹ sau khi bị đe dọa
Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược - Đô đốc Charles Richards lưu ý rằng Hoa Kỳ vẫn là người quản lý các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III, được đặt tại các hầm phóng cố định. Tuy nhiên theo giới lãnh đạo quân đội, các loại vũ khí lỗi thời sẽ không thể dùng để răn đe Nga hoặc Trung Quốc.
"Hiện tại 450 tên lửa Minuteman III đã tồn tại lâu hơn so với kế hoạch, nhưng Washington không có bất cứ thứ gì khác, thậm chí gần tương tự", chuyên gia quân sự người Nga Andrei Kots trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti đã đồng ý với quan điểm của Đô đốc Richards.
Cần nhắc lại việc ICBM Minuteman III vẫn bị coi là "di tích của Chiến tranh Lạnh", khi những quả đạn loại này đã được đưa vào sử dụng cách đây hơn 50 năm. Trong suốt thời gian nói trên, các nhà thiết kế Quân đội Mỹ chỉ thỉnh thoảng hiện đại hóa một vài đơn vị riêng lẻ, nhưng không thay đổi bất cứ điều gì lớn trong thiết kế.
Kết quả là nhiều bộ phận và toàn bộ tổ hợp đã lỗi thời đến mức các công ty quân sự không có đủ động lực kinh tế để tiếp tục sản xuất. Giới tướng lĩnh Mỹ không chắc rằng những tên lửa này có thể tiếp cận mục tiêu mong muốn một cách đơn giản, đặc biệt khi họ tuyên bố Hoa Kỳ cần những hệ thống vũ khí hiện đại, không chỉ có thể tiếp cận mục tiêu mà còn hoạt động như mong đợi.
Tụt hậu về năng lực tấn công hạt nhân có thể khiến Mỹ thất bại nếu nổ ra Thế chiến thứ ba |
Tuy vậy các nhà lập pháp ở Washington tin rằng phần vũ khí hạt nhân trên đất liền không ảnh hưởng nhiều đến đất nước. Nhưng Đô đốc Richards không đồng ý với tuyên bố này.
Ông ta ủng hộ tăng cường tài trợ cho việc phát triển tên lửa đạn đạo hiện đại, vì sự vắng mặt của chúng có thể là lý do chính dẫn đến thất bại của Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ ba, nếu điều này xảy ra.
Đối với các tên lửa có sẵn và không được trang bị, ý kiến của các chuyên gia đã có sự chia rẽ. Một số người khẳng định cần có những thay đổi cơ bản, nếu không đến năm 2030, số tên lửa hiện có sẽ bắt đầu "tan rã" ngay trong hầm phóng. Những người khác lại tính toán rằng việc tu sửa và nâng cấp vũ khí cũ rẻ hơn nhiều so với chế tạo mới. Cho đến nay, vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra.
Trước đó ấn bản TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh giá rằng chương trình hạt nhân của Mỹ đang tụt hậu so với những phát triển tương tự của Nga và Trung Quốc. Theo tác giả của bài báo, "hố sâu" giữa các quốc gia ngày càng trầm trọng hơn do chính sách kém hiệu quả của Washington.
End of content
Không có tin nào tiếp theo