Quốc tế

Đọ sức với Trung Quốc: Mỹ trở lại mạnh mẽ hơn, thần tốc kho vũ khí sau khi ra khỏi hiệp ước INF

Trong khi Washington vẫn đang trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 thì bước ngoặt trong bối cảnh Mỹ phát triển vũ khí và chiến lược mới đang thu hẹp khoảng cách tên lửa với Trung Quốc.

Súng từ trường của hải quân Mỹ trước nguy cơ chết yểu vì đạn siêu thanh / Mỹ dự định nâng cấp kho vũ khí hạt nhân bất chấp kinh tế suy giảm

Theo hãng Reuters, Mỹ liên tục đứng vững trong các thập kỷ gần đây trong bối cảnh Trung Quốc phát triển hỏa lực quân sự. Hiện tại, khi đã trút bỏ các ràng buộc của hiệp ước kiểm soát vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh, chính quyền Tổng thống Trump đang lên kế hoạch triển khai các tên lửa hành trình tầm xa phóng từ mặt đất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đọ sức với Trung Quốc: Mỹ trở lại mạnh mẽ hơn, thần tốc kho vũ khí sau khi ra khỏi hiệp ước INF - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:Reuters

Theo báo cáo ngân sách Nhà Trắng đến năm 2021 và thông tin từ phiên điều trần Quốc hội vào tháng Ba giữa các chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ, Lầu Năm Góc có kế hoạch trang bị cho Thủy quân lục chiến phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu chiến Mỹ. Washington cũng tăng tốc tiến hành phân phối các tên lửa chống tàu tầm xa mới đầu tiên trong nhiều thập kỷ.

"Động thái của Mỹ nhằm mục tiêu đối phó với sức mạnh tên lửa đạn đạo và tên lửa mặt đất của Trung Quốc.Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa xây dựng tên lửa khổng lồ, vượt xa Mỹ và các đồng minh khu vực", một chỉ huy quân sự cấp cao đồng thời là một cố vấn chiến lược cho Lầu Năm Góc cho biết.

Trong một nỗ lực thay đổi về chiến thuật, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ hợp tác với Hải quân Mỹ tấn công tàu chiến của đối phương nếu có bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ. Đơn vị di động nhỏ của Thủy quân lục chiến của Mỹ được trang bị tên lửa chống hạm có khả năng giống như một sát thủ tàu.

Chỉ huy quân sự Mỹ đã giải thích chiến thuật mới cho Quốc hội trong tháng Ba trong một loạt phiên điều trần về ngân sách quân sự. Chỉ huy Thủy quân Lục chiến Mỹ - tướng David Berger đã nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào ngày 5/3 rằng, các đơn vị nhỏ của Thủy quân lục chiến được trang bị các tên lửa chính xác hỗ trợ Hải quân Mỹ giành quyền kiểm soát trên biển, đặc biệt ở Tây Thái Bình Dương. Tên lửa Tomahawk là một trong số những công cụ cho phép chúng ta làm được điều đó.

"Tên lửa Tomahawk được sử dụng trên tàu chiến của Mỹ và sử dụng tấn công các mục tiêu trên mặt đất trong các thập kỷ qua. Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa hành trình với mục tiêu kích hoạt hoạt động trong năm sau", các chỉ huy quân sự cấp cao hàng đầu tại Lầu Năm Góc cho biết.

 

Đầu tiên, số lượng nhỏ tên lửa hành trình trên mặt đất sẽ không thay đổi cán cân sức mạnh. Động thái thay đổi của Mỹ có thể là sự chuẩn bị cho bước ngoặt cạnh tranh với Trung Quốc trong cuộc chạy đua vũ khí, các nhà chiến lược cao cấp của Mỹ và phương Tây cho biết.

Về lâu dài, số lượng lớn các tên lửa của Mỹ có thể là mối đe dọa với quân đội Trung Quốc. Mỹ có lợi thế về các tên lửa chống tàu tầm xa mới được trang bị trong các máy bay tấn công của Hải quân Mỹ và Không quân Mỹ.

"Người Mỹ đang trở lại mạnh mẽ hơn", ông Ross Babbage – cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Australia và hiện tại là thành viên không thường trú tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách ở Washington cho biết.

Theo Reuters, so sánh với tất các thiết bị vũ khí, tên lửa Trung Quốc hiện là đối thủ hoặc có thể vượt trội hơn so với kho vũ khí của Mỹ.

"Trung Quốc có được lợi thế vì không tham gia hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), trong đó ngăn cấm Mỹ và Nga phóng tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500km đến 5500 km. Vì không bị ràng buộc tử Hiện ước Lực lượng hạt nhân tầm trung nên Trung Quốc đã triển khai khoảng 2000 loại vũ khí này", Mỹ và phương Tây đưa ra dự đoán.

 

Trong khi phát triển lực lượng tên lửa trên mặt đất thì quân đội Trung Quốc cũng trang bị tên lửa chống hạm tầm xa và máy bay tấn công.

Hỏa lực tích lũy này đã làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực mà Trung Quốc đang có lợi thế mạnh mẽ. Mỹ - một siêu cường quân sự lớn tại châu Á không còn tự tin có thể chiến thắng nếu có bất kỳ cuộc chiến ở vùng biển ngoài khơi, một sĩ quan quân đội Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, quyết định của Tổng thống Trump vào năm ngoái, trong đó Washington rút khỏi hiệp ước INF đã đưa Mỹ trở lại lộ trình mới khẳng định sức mạnh vũ khí.

Ngay sau khi rút khỏi Hiệp ước vũ khí, Lầu Năm Góc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất. Trong tháng 12, Mỹ đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất. Hiệp ước INF đã ngăn cấm phát triển loại tên lửa này vì vậy, trong thời gian dài Mỹ không thể tiến hành các vụ thử đối với loại tên lửa này.

Chỉ huy cấp cao của Thủy quân lục chiến – ông Eric Smith đã nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào tháng 11 rằng Lầu Năm Góc đã chỉ thị cho Thủy quân lục chiến sở hữu loại tên lửa hành trình này. Các tài liệu về ngân sách cho biết, Thủy quân lục chiến đã yêu cầu chi 125 triệu đôla Mỹ mua 48 tên lửa Tomahawk từ năm sau. Loại tên lửa này có tầm bắn 1600km, công ty Rattheon – một nhà sản xuất cho biết.

 

Theo ông Smith, loại tên lửa hành trình vẫn chưa phải là vũ khí phù hợp nhất cho lực lượng Thủy quân lục chiến. Ông Smith cho rằng, Thủy quân lục chiến đã thử nghiệm thành công vũ khí chống tàu tầm ngắn mới có tên là Naval Straike Missile có bệ phóng từ mặt đất và sẽ tiến hành thử nghiệm khác vào tháng Sáu.

"Nếu vụ thử thành công, Thủy quân lục chiến sẽ đặt hàng 36 loại tên lửa này vào năm 2022. Quân đội Mỹ đang tiến hành thử nghiệm tên lửa mặt đất tầm xa có thể nhằm vào tàu chiến. Loại tên lửa này từng bị cấm sản xuất theo quy định trong Hiệp ước INF", ông Smith nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm