Quốc tế

Đòn phối hợp diệt hạm của tàu ngầm trên Biển Đen

Tàu ngầm Hạm đội Biển Đen Nga vừa phối hợp với lực lượng phòng thủ bờ diệt thành công cụm tàu giả định trên Biển Đen bằng tên lửa hành trình Kalibr.

Vũ khí laser Mỹ "bắn hạ" tên lửa không cần phóng đạn đánh chặn / Vũ khí laser Mỹ đánh chặn mọi tên lửa

Theo thông báo của hạm đội Nga hôm 3/11, cuộc tập trận được thực hiện với sự tham gia của 2 tàu ngầm có phối hợp với tên lửa bờ để đối phó với nhóm tàu kẻ thù giả định.

"Các thủy thủ đoàn tàu ngầm Rostov-on-Don và Veliky Novgorod của Hạm đội Biển Đen đã thực hành một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr-PL nhằm vào một nhóm tàu ​​chiến của đối phương", văn phòng báo chí cho biết.

Don phoi hop diet ham cua tau ngam tren Bien Den
Tàu ngầm Nga phóng tên lửa Kalibr.

Cuộc tập trận được thực hiện với kịch bản, các tàu ngầm Nga đang thực hiện nhiệm vụ trên biển theo kế hoạch đã nhận được lệnh tiêu diệt nhóm tàu giả định đe dọa đến an ninh của Nga.

Để gây bất ngờ và tăng hiệu quả khi tấn công mục tiêu, cả 2 tàu đã cơ động và phóng tên lửa trong trạng thái lặn sâu dưới nước. Ngay khi diệt mục tiêu tàu đã rời khỏi vị trí phóng.

Tập trận có sự phối hợp với hệ thống Bastion và Bal của lực lượng phòng thủ bờ. Không rõ trong lần phối hợp này, những hệ thống phòng thủ bờ có bắn đạn thật hay không.

Điều đặc biệt của 2 cuộc tập trận này được Nga thực hiện ngay khi 2 chiếc tàu chiến Mỹ là USS Porter và Mount Whitney cùng hiện diện tại Biển Đen là hành động hiếm thấy của Mỹ, quyết định điều động này mang đến khả năng tấn công mạnh nhất củaMỹ tại khu vực Biển Đen.

Trong đó USS Porter được coi là kho vũ khí di động bởi con tàu thuộc lớp chiến hạm có sức mạnh công thủ toàn diện nhất trên thế giới. Vì vậy, kho vũ khí khu trục hạm USS Porter mang theo lần nàyrất ấn tượng, đặc biệt là tên lửa Tomahawk có tầm bắn cả ngàn km.

 

Nhưng với hệ thống phòng thủ S-400, Pantsir... tại Crimea, Nga được cho là dễ dàng đối phó với bất kỳ cuộc tấn công đường không nào. Trong khi đó, đối phó với tàu USS Porter và Mount Whitney không phải là nhiệm vụ khó với hệ thống phòng thủ bờ Bastion, Bal... của Nga.

Việc tàu chiến Mỹ liên tiếp tiến vào Biển Đen được thực hiện ngay sau khi cựu Tư lệnh lực lượng mặt đất của Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges tuyên bố rằng để kiềm chế Nga hơn nữa, Mỹ cần gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đen.

"Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ phải cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi phải suy nghĩ một cách chiến lược: Chúng tôi cần Biển Đen để ngăn chặn Nga và Iran, đồng thời cũng để bảo vệ đồng minh và bạn bè của chúng tôi trong khu vực. Chúng tôi cần xây dựng mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Ukraine ngay bây giờ", tướng Hodges nói.

Ông Hodges cho biết, Tổng thống Joe Biden cũng đã phải thừa nhận rằng hiện tại Mỹ không có một chiến lược ứng xử được xây dựng rõ ràng ở khu vực Biển Đen. Để làm được đó, tướng Hodges nhấn mạnh rằng ông muốn nhìn thấy Ukraine và Gruzia với tư cách thành viên của NATO.

Giới chức Mỹ ngày càng quan tâm đến Biển Đen. Đáng chú ý, Ủy ban quan hệ đối ngoại Thượng viện dự kiến tổ chức một phiên thảo luận để xem xét tình hình an ninh của Mỹ ở Biển Đen. Phiên thảo luận này có chủ đề 'Khôi phục chính sách của Mỹ đối với khu vực'.

 

Dù vậy, những người mong muốn chính quyền Tổng thống Biden đưa ra một kế hoạch toàn diện về Biển Đen có thể sẽ phải đợi Lầu Năm Góc công bố Bản đánh giá toàn cầu, mà ông Austin được giao nhiệm vụ thực hiện sau khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Tài liệu này mất nhiều thời gian hơn dự định ban đầu, mặc dù các quan chức cho biết bản đánh giá sẽ hoàn thành trong năm nay. Các chuyên gia cảnh báo nếu không có sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận, có thể sẽ quá muộn để dịch chuyển cán cân khỏi Nga.

Dù thừa nhận khó thay đổi tình hình nhưng trong tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 6 vừa qua, các nhà lãnh đạo Mỹ và NATO cam kết đóng góp cho các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không tại khu vực Biển Đen, tăng cường hợp tác với Gruzia và Ukraine trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở khu vực.

Như vậy, chuyến vào Biển Đen lần này của tàu USS Porter và tàu chỉ huy cũng với những kế hoạch của Mỹ với Biển Đen cho thấy, Lầu Năm Góc đang muốn cùng đồng minh làm giảm ảnh hưởng của Nga trong khu vực.

Giới chuyên gia cho rằng, đây không phải là chuyện mới bởi từ nhiều năm nay, mục đích của Mỹ và đồng minh NATO tại vùng biển này vẫn như vậy. Tuy nhiên hiệu quả của những chính sách đó lại không như phương Tây mong muốn. Và Nga cho thấy ngày càng mạnh hơn không chỉ ở Biển Đen.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm