Quốc tế

DPR trang bị 'mắt đỏ' cho xe tăng T-64BV chiến lợi phẩm

Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BV do ly khai miền Đông thu giữ từ tay Quân đội Ukraine đã được nâng cấp theo cách rất đáng chú ý.

Vũ khí laser Mỹ "bắn hạ" tên lửa không cần phóng đạn đánh chặn / Vũ khí laser Mỹ đánh chặn mọi tên lửa

Các binh sĩ của một trong những đơn vị vũ trang thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) đã hoàn thành nâng cấp chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BV bị bắt giữ làm chiến lợi phẩm từ tay Quân đội Ukraine, cỗ chiến xa này được trang bị hai đèn rọi đặc biệt với biệt danh "mắt đỏ".

Thiết bị nói trên của DPR theo nhận xét tương tự như hệ thống chế áp quang - điện tử hiện đại (KOEP), được gắn trên tháp pháo, ở cả hai bên pháo nòng trơn 125 mm của xe tăng T-90. Mục đích của chúng là phá vỡ sự dẫn đường của tên lửa chống tăng có điều khiển.

"Đôi mắt đỏ" - Đèn nhiễu OTShU-1-7 được tích hợp trên tháp pháo xe tăng T-90 nhằm vô hiệu hóa các loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) thế hệ cũ được điều khiển bằng phương pháp bán tự động.

Những loại ATGM này là gắn một đèn phát tín hiệu ở đuôi đạn, giúp hệ thống dẫn đường nằm ở bệ phóng sẽ theo dõi tín hiệu của đèn, xác định vị trí của tên lửa so với bệ dẫn để thông qua đó đưa ra mệnh lệnh đến tên lửa.

Đèn nhiễu OTShU-1-7 khi phát hiện mối nguy cơ sẽ phát sóng trên một dải tần rất rộng (từ 0,7 đến 2,7 mkm) đè lên tín hiệu từ đuôi tên lửa, dẫn đến việc hệ thống dẫn đường mất phương hướng và lái đạn bay thẳng lên trời.

Bên cạnh đó, OTShU-1-7 còn có một phiên bản lắp trên các xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot do Ukraine chế tạo, tính năng tác dụng của chúng là tương đương nhau, nhiều khả năng khí tài trong tay phe ly khai miền Đông chính là sản phẩm do Ukraine sản xuất.

DPR trang bi 'mat do' cho xe tang T-64BV chien loi pham
Xe tăng T-64BV được ly khai miền Đông tích hợp đèn nhiễu tương tự OTShU-1-7 trên T-90

Những chiếc xe tăng đầu tiên sử dụng KOEP đã được nhìn thấy vào năm 1991, trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Sản phẩm này được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc gắn trên T-72M1 của Iraq. Mặc dù vậy, chúng không hoàn hảo và thực sự không thể tránh khỏi việc bị tên lửa dẫn đường chống tăng chính xác của Mỹ bắn trúng.

Về phần mình, Nga cho biết tổ hợp chế áp quang - điện tử Shtora đã được tạo ra để sự vô hiệu hóa ATGM và đạn dẫn đường bằng laser của đối phương. Tuy vậy khí tài trong tay phe ly khai hiệu quả như thế nào chỉ có thể được chứng minh bằng các hoạt động quân sự thực tế.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm