Quốc tế

Đức bất lực nhìn Mỹ triển khai B61-12 tại Buchel

Theo tờ Deutsche Welle của Đức, Không quân Mỹ vừa hé lộ kế hoạch nâng cấp kho vũ khí hạt nhân tại Đức bằng loại bom chiến thuật thế hệ mới B61-12.

Quốc hội Đức thông qua chương trình phát triển xe tăng tương lai / Đức rút trinh sát cơ Tornado khỏi Jordan

Quốc hội Mỹ ước tính sẽ dành khoản ngân sách 25 tỷ USD cho việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân chiến lược trong 30 năm tới. Đây là bước đi nhỏ trong tổng thể chiến lược lớn của Mỹ khi nước này có kế hoạch dành hơn 1.000 tỷ USD để hiện đại hóa các loại vũ khí hạt nhân và phương tiện mang vũ khí hạt nhân.

Theo dự kiến, B61-12 sẽ thay thế cho bom B61 đang được Mỹ triển khai tại các căn cứ ở châu Âu như Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan... Báo Đức cho rằng, sau khi hoàn thành nâng cấp, Mỹ sẽ chuyển đến căn cứ Buchel ở bang Rhineland-Palatinate (miền tây nước Đức) khoảng 20 quả bom chiến thuật B61-12.

Duc bat luc nhin My trien khai B61-12 tai Buchel
Kho bom hạt nhân B61 của Mỹ.

Bản kế hoạch được Mỹ tiết lộ trong bối cảnh Đức không những nhiều lần phản đối chương trình nâng cấp kho vũ khí hạt tại Buchel mà còn yêu cầu Mỹ rút toàn bộ số vũ khí hủy diệt này khỏi căn cứ này.

Bởi hầu hết các Nghị sĩ Đức tin rằng, một khi chiến tranh nổ ra, Đức chắc chắn sẽ trở thành một trong những mục tiêu bị đối thủ của Mỹ tấn công đầu tiên, do Đức cho phép Mỹ "ký gửi" vũ khí hạt nhân chiến thuật và điều này chắc chắn là một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia Mỹ.

Ngay từ năm 2010, Quốc hội Đức đã thông qua nghị quyết yêu cầu Chính phủ nước này hối thúc Mỹ rút tất cả vũ khí hạt nhân đã triển khai ở Đức, nhưng đến nay nghị quyết vẫn chưa được thực thi.

Ông Waldemar Herdt, thành viên Ủy ban quốc tế của Bundestag (Quốc hội Liên bang, tức Hạ viện Đức) trong cuộc trò chuyện với kênh truyền hình 360 đã nêu nguyên nhân vũ khí hạt nhân của Mỹ hiện diện trên lãnh thổ nước này là do Đức đã mất quyền tự chủ.

"Vũ khí chưa được chuyển đi, bởi vì nước Đức trên thực tế cho đến nay vẫn đang ở trong tình trạng một quốc gia bị chiếm đóng. Người Mỹ sử dụng vị thế của mình theo cách mà họ thấy cần thiết tức là muốn làm gì thì làm", ông Herdt nói.

 

Berlin đã từng có ý định chia tay với binh sĩ Hoa Kỳ, tuy nhiên sau một thời gian thư từ trao đi đổi lại thì nhận được câu trả lời: Berlin nên nhận thức sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Đức như một cử chỉ hữu nghị củng cố lòng tin và quan hệ hợp tác.

"Tới giờ thì sẽ không có ai rút quân đội đi đâu cả. Thế giới đang trên ngưỡng cửa phân chia lại phạm vi ảnh hưởng. Sẽ là không thực tế khi hy vọng Mỹ tự nguyện từ bỏ ảnh hưởng đối với nước Đức. Cần cầu nguyện, sao cho chí ít quân đội ở đâu thì nằm nguyên đó - trong các khu trại của họ", ông Herdt bày tỏ sự bất lực trước tình trạng quân Mỹ ở Đức, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân.

Vị dân biểu này cho rằng, đơn giản là không ai muốn dâng châu Âu cho người khác, vì vậy mỗi người đều cố gắng bảo toàn lợi ích chính trị của mình, ngay cả trong bối cảnh đại dịch coronavirus đang hoành hành như chốn không người ở lục địa già.

Hồi cuối năm 2019, chủ tịch Đảng cánh tả trong Quốc hội Đức, ông Dietmar Bartsch cũng nói rằng, Mỹ nên rút vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Đức. Hiện ở các nước Bỉ, Đức, Ý và Hà Lan ở châu Âu đang lưu giữ khoảng 150 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ.

Cụ thể, tờ báo De Morgen của Bỉ cũng đã đăng một bản báo cáo của ủy ban Hội đồng Nghị viện NATO, viết rằng, những quả bom hạt nhân được cất giữ tại sáu căn cứ của Mỹ và châu Âu, gồm căn cứ Kleine Brogel ở Bỉ, căn cứ Buchel ở Đức; căn cứ Aviano và Ghedi-Torre ở Ý; căn cứ Volkel ở Hà Lan...

 

Hiện Bộ Quốc phòng Đức vẫn chưa có bình luận gì về thông tin Mỹ sẽ chuyển 20 quả bom B61-12 đến Buchel. Trong khi đó, cựu Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Đức Willy Wimmer cho ZDF biết động thái nâng cấp kho vũ khí hạt nhân tại Đức giúp NATO mở rộng khả năng đối phó với Nga.

Nga lâu nay luôn chỉ trích chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu, cho rằng điều này vi phạm tinh thần Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân, theo đó cấm chuyển vũ khí hạt nhân đến những quốc gia không có vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, Washington khẳng định Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân không cấm Mỹ cất giữ vũ khí hạt nhân ở châu Âu, miễn là vũ khí hạt nhân nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ.

Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga tuyên bố Moskva sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp đáp trả để khôi phục cán cân sức mạnh ở châu Âu nếu thông tin truyền thông nói rằng Mỹ có kế hoạch nâng cấp vũ khí hạt nhân tại Đức là đúng sự thật.

"Điều này có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh ở châu Âu. Chắc chắn nó sẽ buộc Nga phải áp dụng các biện pháp đáp trả cần thiết để khôi phục sự cân bằng và bình đẳng chiến lược", ông Peskov tuyên bố.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm