Mỹ lên kế hoạch hiện đại hoá dàn bom nguyên tử đặt tại Đức
Tổng thống Putin "nổi trận lôi đình": Kẻ nào dám "đi đêm", vượt mặt Nga phá lệnh ngừng bắn ở Syria? / Khám phá 'căn cứ di động' khổng lồ của hải quân Mỹ
Mỹ đã cất trữ bom nguyên tử khắp châu Âu, trong đó có Đức, để đối trọng với Nga. Không rõ có chính xác bao nhiêu quả bom nguyên tử được cất dưới hầm ngầm ở căn cứ quân sự Büchel ở vùng Effel (Đức) song theo nhiều ước tính là khoảng từ 15 đến 25 quả, còn vị trí của nằm ở đâu là đó là bí mật quốc gia.
Người dân ở thị trấn Bûchel thường xuyên tổ chức biểu tỉnh phản đối sự hiện diện của bom nguyên tử Mỹ tại đây. |
Chính phủ Đức chưa bao giờ chính thức xác nhận sự tồn tại của các quả bom này trên đất Đức song thừa nhận Đức tham gia Hiệp ước Chia sẻ Vũ khí Nguyên tử.
Mỹ - Đức phối hợp tác chiến
Trong trường hợp có lệnh tấn công, các binh sỹ Mỹ, những người chịu trách nhiệm bảo vệ bom được cất trữ tại cơ sở quân sự của Đức khi nhận được mệnh lệnh bắn vào bất kỳ mục tiêu xâm phạm nào, sẽ gắn bom vào máy bay chiến đấu của Đức và kích hoạt code. Tổ lái của Đức sẽ nhận “nhiệm vụ tấn công” và chuyên chở các quả bom của Mỹ đến địa điểm được chỉ định. Trên thực tế, đó có thể là lần đầu tiên tổ lái Đức được tiếp cận gần hơn với các quả bom được bảo vệ chặt chẽ của Mỹ.
Tiêm kích Tornado của Đức |
Thoả thuận này có từ thời Chiến tranh Lạnh và nằm trong chiến lược vũ khí nguyên tử NATO nhằm bảo vệ các nước thành viên và cân bằng sức mạnh với Liên Xô cũ. Thậm chí ngày nay, quan điểm hợp tác chia sẻ vũ khí nguyên tử của NATO không suy suyển và là nội dung không thể thiếu của liên minh mang tính chất chiến lược này.
Về cơ bản, Hiệp ước này cho phép các nước thành viên NATO không có vũ khí nguyên tử tham gia vào hoạt động lập kế hoạch và đào tạo về việc sử dụng vũ khí nguyên tử do NATO tổ chức. Ngoài ra, theo thoả thuận này, các nước có tiềm năng về hạt nhân như Mỹ sẽ lưu ý đến quan điểm của các nước không có vũ khí hạt nhân.
Số lượng chính xác bom Mỹ được cất trữ tại châu Âu vẫn là một ẩn số song theo nhiều phỏng đoán là khoảng 150 quả bom. Đức, Bỉ, Hà Lan và Italy là các nước tham gia hiệp ước này. Ngoại trừ không hiện diện trên đất Italy, số còn lại nằm rải rác các nước còn lại cách nhau vài trăm km.
2010: Nghị viện Đức biểu quyết "dọn sạch" bom Mỹ ra khỏi lãnh thổ Đức
Vào tháng 3/2010, Nghị viện Đức (Budestag) đã thông qua một nghị quyết liên đảng thúc giục chính phủ làm việc “dứt khoát” để yêu cầu đồng minh Mỹ di rời toàn bộ vũ khí nguyên tử ra khỏi Đức. Đề nghị này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thời đó kêu gọi xây dựng một thế giới phi hạt nhân.
Một thập kỷ đã trôi qua song mục tiêu này dường trở nên ngày càng xa vời hơn sau khi Crimea được sáp nhập về Nga vào năm 2014 và Nga đầu tư vào các dàn tên lửa tầm trung có thể gắn đầu đạn hạt nhân. Vì vậy, hiện nay thay vì hợp tác để di chuyển bom đi, quân đội Mỹ có động thái sẽ hiện đại hoá và nâng cấp chúng.
Ông Tobias Lindner, nghị sỹ và là thành viên Đảng Xanh đối lập, chỉ trích đây là “một đóng góp tượng trưng đắt đỏ, nguy hiểm và không phù hợp với thời cuộc của Đức để có tiếng nói trong khối NATO”. Theo ông Lindner, để đối trọng với hệ thống phòng thủ trên không tối tân của Nga, NATO cần đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và các thiết bị trinh thám. Ông Lindner cho rằng chưa chắc Nga bị 'choáng ngợp' bởi dàn bom Mỹ kết hợp với tiêm kích Tornado của Đức. Các chiến đấu cơ Tornado của Đức dược sản xuất vào những năm 1970 nên nhanh chóng lỗi thời và chi phí duy trì tổ lái cho nhiệm vụ tác chiến này rất tốn kém. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt các máy bay tân tiến cần thiết để phục vụ Hiệp ước Chia sẻ Vũ khí Hạt nhân cũng như các nhiệm vụ khác.
Bom hiện đại hoá có 'những công năng tăng đáng kể'
Hiện nay, mặc dù đại đa số người dân Đức phản đối vũ khí hạt nhân, Đức dường như chưa có thể rút lui khỏi hiệp ước này trong tương lai gần. Ngược lại, Đức sắp tiếp nhận các quả bom hiện đại hơn. Các quả bom nguyên tử được cất trữ tại Büchel, ông Kristensen giải thích, là loại B-61-3 hoặc B-61-4 được sản xuất vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 và sắp hết niên hạn.
Chương trình hiện đại hoá, theo đó những quả bom cũ được dỡ bỏ và những quả bom mới được chuyển tới các căn cứ quân sự Mỹ tại Mỹ và khắp thế giới, vô cùng tốn kém. Theo ông Kristensen, “đó là những quả bom nhiệt hạch trọng trường đắt nhất mà Mỹ đã chế tạo. Một số người tính toán rằng chế bom bằng vàng đặc còn rẻ hơn.”
Ông Kristensen cho hay, bom mới B-61-12 sẽ có công năng tăng đáng kể. Nó được trang bị bộ kit đuôi (tail kit) cho phép quả bom được chuyển tới và tấn công mục tiêu một cách chính xác hơn và theo ông Kristensen độ chính xác khoảng 30-60 m.
Những quả bom mới có nhiều khả năng được sử dụng?
Nhiều chuyên gia lo ngại rằng điều này có thể khiến việc sử dụng bom này trở nên hấp dẫn hơn bởi thay vì nguy cơ xoá sổ cả một vùng, nó có thể sử dụng để tấn công vào mục tiêu chính xác. Ông Kriestensen nhất trí cho rằng điều đó có thể đúng về mặt quân sự song ông cũng cho biết vì về mặt chính trị rất khó có thể trở thành hiện thực vì sẽ vi phạm thoả thuận cấm sử dụng vũ khí hạt nhân được đưa ra kể từ năm 1945.
Hiện vẫn chưa rõ trên thực tế khi nào Đức sẽ tiếp nhận những quả bom mới bởi có sự chậm trễ trong hoạt động chế tác bom tại Mỹ do những vấn đề tái sản xuất linh kiện. Theo ước tính của ông Kristensen, ít nhất phải đến năm 2022 hay thậm chí 2024 thì những quả bom nguyên tử hiện đại này mới được luân chuyển đến Büchel và các căn cứ khác tại châu Âu.
Song theo một phi công, những thử nghiệm đầu tiên cho việc gắn bom này vào tiêm kích Tornado của Đức sẽ được triển khai trong năm nay. Khi chương trình phần mềm cập nhật được thử nghiệm, nó sẽ được ứng dụng cho toàn bộ phi đội tiêm kích đóng tại Bûchel. Chỉ một số ít người biết về chương trình hiện đại hoá này.
Phi công này cho biết thậm chí cán bộ chỉ huy người Đức tại Büchel cũng có thể không được thông tin về ngày bom được chuyển đến vì: khi một máy bay Mỹ bay đến căn cứ không quân, toàn bộ phi trường sẽ đóng cửa. “Đó là điều tối mật nên bạn không bao giờ biết chiếc máy bay đó chở Coca-Cola hay bom”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này