Quốc tế

Đức chọn Super Hornet có thể mang vũ khí hạt nhân để hiện đại hóa không quân

Không quân Đức muốn thay thế 90 máy bay do thám và trinh sát tác chiến điện tử (Interdiction and Strike - IDS) Panavia Tornado bằng các máy bay mới vào năm 2025.

Tàu ngầm hạt nhân Nga nã siêu tên lửa đạn đạo tầm bắn 9.000km / Cận cảnh ICBM Yars của Nga được nạp vào ống phóng silo

Chiếc F/A-18E/F Super Hornet. Nguồn: wall.alphacoders.com

Chiếc F/A-18E/F Super Hornet. Nguồn: wall.alphacoders.com

Giới chức quân sự Đức đang ấp ủ kế hoạch thay máu lực lượng không quân của nước này. Theo đó, để duy trì sức mạnh, họ không chỉ mua sắm một số lượng lớn máy bay mà còn nhắm đến cả những máy bay đa năng và có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ông Michael Hostetter - Phó Chủ tịch của Boeing về Quốc phòng, Không gian và An ninh tại Đức nói với tạp chí quân sự Janes rằng, một bức thư gửi chính phủ Hoa Kỳ về ý định tiến hành thương vụ mua máy bay Boeing F/A 18 Super Hornet và EA-18G Growler sẽ được công bố vào tháng 1/2022, sau khi chính phủ mới Đức đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2021.

Luftwaffe (Không quân Đức) muốn thay thế 90 máy bay do thám và trinh sát tác chiến điện tử (Interdiction and Strike - IDS) Panavia Tornado bằng các máy bay mới vào năm 2025.

Trước đó, vào năm 2020, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer từng cho biết, Berlin có kế hoạch mua 30 chiếc F/A-18E/F Super Hornet và 15 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler do Mỹ sản xuất.

 Đức chọn Super Hornet có thể mang vũ khí hạt nhân để hiện đại hóa không quân Máy bay Panavia Tornado IDS và ECR của Không quân Đức. Nguồn: eurasiantimes.com

Đức chọn Super Hornet có thể mang vũ khí hạt nhân để hiện đại hóa không quân Máy bay Panavia Tornado IDS và ECR của Không quân Đức. Nguồn: eurasiantimes.com

 

Được biết, EA-18G Growler là máy bay tấn công điện tử mới nhất của Hải quân Mỹ, được thiết kế để thay thế các máy bay EA-6B Prowlers đã lỗi thời. Máy bay hai chỗ ngồi, hai động cơ phản lực cánh quạt này được thiết kế trên khung máy bay F-18 E/F Hornet và tích hợp các thiết bị tấn công điện tử mới nhất như các biện pháp gây nhiễu/đối phó thông tin liên lạc, hệ thống tác chiến điện tử trên không AN/ALQ-99, AN/ALQ-218…, và liên lạc vệ tinh.Bộ trưởng Quốc phòng Đức cũng tiết lộ rằng, Đức sẽ mua khoảng 90 chiếc máy bay chiến đấu Eurofighter. Một nửa số máy bay Typhoon sẽ được sử dụng để thay thế các máy bay Tornado, và nửa còn lại sẽ được sử dụng để thay thế những chiếc Eurofighter cũ hơn của Không quân Đức.

Bên cạnh thiết bị tấn công điện tử, các máy bay Growler được trang bị radar mảng quét điện tử chủ động (Active Electronically Scanned Array - AESA) APG-79.

Việc trang bị các máy bay Growlers sẽ cung cấp một sự thay thế khả thi hơn cho các biến thể Chiến đấu/Trinh sát Điện tử (Electronic Combat/Reconnaissance – ECR) của đội máy bay Tornado.

Máy bay Tornado ECR có thiết bị để phát hiện và xác định chính xác các radar của đối phương và các thiết bị phát sóng khác, và đặc biệt là được chế tạo để tiến hành chế áp các hệ thống phòng không của đối phương (Suppression of Enemy Air Defences - SEAD).

 

SEAD nằm trong số các sứ mệnh chính của máy bay Growler. Và những chiếc máy bay này có khả năng tác chiến điện tử tốt hơn đáng kể so với những chiếc Tornado ECR cũ hơn. Khả năng tác chiến điện tử trên không tốt hơn cũng được coi là điều kiện tiên quyết trong việc hỗ trợ nhiệm vụ hạt nhân, thay vì chỉ đơn thuần thay thế các Tornado ECR.

Còn F/A-18E/F Super Hornet là máy bay tấn công và chiếm ưu thế trên không chính của Hải quân Hoa Kỳ. Nó là một biến thể hiện đại hóa của F-18C/D, với khung máy bay lớn hơn 20% và trọng lượng tối đa 6.800 kg so với Hornet ban đầu.

Super Hornet sở hữu 11 trạm vũ khí, với hai trạm gắn trên cánh bổ sung, được tích hợp nhiều loại vũ khí, bao gồm các tên lửa không đối không như AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow và AIM-120 AMRAAM.

Sau khi có được Super Hornet, Đức có thể sẽ trang bị cho những máy bay này bom hạt nhân B61, cũng là một loại vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất. Vì sử dụng vũ khí hạt nhân là một trong những sứ mệnh cốt lõi của Panavia Tornado và là một phần của Chương trình Chia sẻ Hạt nhân NATO (NATO Nuclear Sharing Program), nên việc thay thế nhanh chóng khả năng này là rất quan trọng đối với vai trò răn đe hạt nhân của Đức.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm