Quốc tế

Hoa Kỳ dùng hệ thống phát hiện mục tiêu sâu 6.000m để mò F-35B trên Địa Trung Hải

Theo xác nhận của Hải quân Anh, Hải quân Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai tàu trục cùng những thiết bị tối tân tới Địa Trung Hải thực hiện chiến dịch tìm kiếm và trục với tiêm kích F-35B của Anh gặp nạn khi cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

Orion mang vũ khí tầm xa, tác chiến trên tầm tên lửa / S-400 và Pantsyr-S1 là vũ khí của Nga được ‘săn lùng’ nhiều nhất năm 2021

Tiêm kích F-35B. Nguồn: Internet

Tiêm kích F-35B. Nguồn: Internet

Trang USNI News cho biết, chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ đã lên đường tới khu vực chiếc F-35B của Anh rơi trên Địa Trung Hải tiến hành chiến dịch trục vớt.

Hiện chưa rõ danh tính chiến hạm được điều đi thực hiện tìm kiếm máy bay rơi, tuy nhiên, theo tiết lộ của USNI News, chiếc tàu này được trang bị khí tài đặc biệt TPL-25. Hệ thống này chuyên thu thập tín hiệu từ máy định vị trên các máy bay gặp nạn.

TPL-25 gồm thiết bị nặng 30 kg được kéo sau tàu ở khoảng cách 2-10 km, có cảm biến phát hiện được tiếng ping từ độ sâu lên tới 6.000 m.

Sau khi định vị được xác máy bay, các tàu Hoa Kỳ sẽ triển khai phương tiện lặn điều khiển từ xa (ROV) để tiếp cận, gắn các túi khí vào khung thân máy bay. Chúng sẽ được bơm đầy khí để đưa xác phi cơ nổi lên mặt nước. Thế nhưng, quá trình này có thể gặp khó khăn nếu máy bay vỡ thành nhiều mảnh, cũng như đối mặt nhiều nguy cơ nếu chiếc F-35B mang theo tên lửa chiến đấu.

Hải quân Hoa Kỳ rất tin tưởng vào việc TPL-25 sẽ hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm và giúp lực lượng trục vớt đưa được chiến F-35B mặt nước thành công.

Trong một diễn biến liên quan, Nga chưa bình luận về sự việc nhưng nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Anh cho biết "lực lượng Nga không rời mắt khỏi HMS Queen Elizabeth" từ sau tai nạn.

 

Theo trang AMN, hiện nay Hải quân Nga đang có ít nhất 3 chiếc tàu ngầm Kilo hoạt động ngoài khơi Địa Trung Hải. Nhưng vấn đề lớn với cả Hoa Kỳ và Anh là họ không có cách nào biết được vị trí chính xác của những chiếc tàu đó. Và đây chính là nguyên nhân Anh phải điều 2 chiến hạm quần thảo quanh khu vực được xác định là nơi chiếc F-35B bị rơi trong khi chờ đợi tàu và thiết bị chuyên dụng của Hoa Kỳ đến.

Liên quan vụ tai nạn, theo kết quả điều tra ban đầu của Hải quân Anh, các điều tra viên nghi ngờ một tấm nhựa che mưa trên chiếc F-35B được tháo không đúng cách, sau đó bị động cơ hút vào, khiến tiêm kích mất lực đẩy trong lúc chạy đà, gây ra tai nạn.

Như đã đưa tin trước đó, tàu sân bay Queen Elizabeth vận hành 18 tiêm kích F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng trước khi xảy ra tai nạn, gồm 8 chiếc của Phi đoàn số 617 không quân Anh và 10 máy bay thuộc Phi đoàn tiêm kích thủy quân lục chiến số 211 của Hoa Kỳ.

Đây là vụ rơi thứ năm của dòng tiêm kích tàng hình F-35, không tính đến những sự cố trên mặt đất hoặc khi hạ cánh, cũng là chiếc F-35 đầu tiên bị phá hủy khi vận hành từ tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ tấn công.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm