Quốc tế

Đức nâng cấp quy mô lớn cho lực lượng không quân

Bộ Quốc phòng Đức đã quyết định tăng cường sức mạnh của không quân với hợp đồng mua sắm quy mô lớn 45 máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet và máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler. Tổng giá trị của hợp đồng không được công bố, nhưng với số lượng máy bay đặt mua, con số này sẽ không dưới vài tỷ USD.

Đức rút trinh sát cơ Tornado khỏi Jordan / Cháy Cung điện Hoàng gia tại trung tâm Thủ đô Berlin, Đức

Tờ báo Der Spiegel của Đức đăng tải, thỏa thuận về hợp đồng đã được phía Đức gửi tới Lầu Năm góc. Nhiều khả năng hợp đồng sẽ sớm được Quốc hội Mỹ thông qua nhờ quy chế đồng minh giữa Mỹ và Đức. Chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng là hãng chế tạo hàng không Boeing.

Không chỉ trang bị máy bay chiến đấu mới từ Mỹ, không quân Đức còn mua thêm 90 máy bay EF-2000 Typhoon thuộc Tập đoàn chế tạo hàng không châu Âu Eurofighter. Các máy bay chiến đấu mới sẽ thay thế cho các phi đội máy bay Tornado đã tới cuối vòng đời sử dụng của không quân Đức.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Đức, nước này buộc phải mua bổ sung máy bay chiến đấu F/A-18E/F do yêu cầu của khối NATO về nền tảng phương tiện chiến đấu hàng không hợp nhất có thể mang vác được bom hạt nhân B61. Trong khi đó, vai trò của EA-18G Growler sẽ là các máy bay trinh sát và áp chế điện tử cho phi đội.

Theo quan điểm của phía Mỹ, máy bay chiến đấu EF-2000 Typhoon sẽ chỉ được phép mang bom hạt nhân B61 khi vượt qua các bài thử nghiệm đánh giá kéo dài 3-5 năm, còn quá trình này đối với máy bay F/A-18E/F sẽ được rút ngắn nhờ sự tương đồng về cấu hình với máy bay F/A-18A/B vốn được thiết kế có khả năng mang bom B-61. Điều này khiến Đức phải lựa chọn máy bay Mỹ vì các phi đội Tornado sẽ hết niên hạt sử dụng và bị loại biên trong vài năm tới.

Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, quá trình mua sắm máy bay chiến đấu mới của không quân Đức chịu sức ép từ nhiều phía. Trong năm 2019, các quốc gia châu Âu đã đề nghị Đức loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II ra khỏi kế hoạch mua sắm để chờ đợi dòng máy bay chiến đấu tương lai của khối sẽ ra mắt trong thập niên tới.

Mỹ hiện duy trì tại căn cứ quân sự Büchel (Đức) khoảng 20 quả bom hạt nhân B61. Mới đây, Washington đã vận chuyển chúng về Mỹ để nâng cấp. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, quân đội Đức có thể sử dụng các đơn vị vũ khí hạt nhân này bằng máy bay cường kích Tornado. Tuy nhiên, sau khi các phi đội Tornado bị loại biên, để được mang vũ khí hạt nhân, máy bay chiến đấu mới của Không quân Đức cần được chứng nhận và đồng ý của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm