F-35B Mỹ tạo nên lịch sử trên HMS Queen Elizabeth
Nhìn lại cuộc chiến khí đốt giành thị trường châu Âu giữa Liên Xô và Mỹ đầu thập niên 1980 / Mỹ từng muốn mua lại vùng Kamchatka của Liên Xô với giá bao nhiêu?
Những chiếc tiêm kích F-35B khách mời này thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ đã cất cánh làm nhiệm vụ chiến đấu khi chiếc HMS Queen Elizabeth của Anh thực hiện một đợt không kích vào phiến quân ở Trung Đông.
James Blackmore, chỉ huy đơn vị trên không của hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth cho biết, lần gần đây nhất các máy bay Mỹ thực hiện nhiệm vụ trên một tàu sân bay nước ngoài là năm 1943. Khi đó máy bay Mỹ được triển khai trên tàu sân bay HMS Victorious của Anh ở Nam Thái Bình Dương.
Tiêm kích F-35B Mỹ trên tàu sân bay Anh. |
Tổng cộng có 18 chiếc F-35B của Mỹ và Anh được triển khai trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, số lượng lớn nhất máy bay chiến đấu tiên tiến từng được triển khai trên một con tàu.
"Khả năng hoạt động trên biển với các tiêm kích hiện đại nhất là mốc quan trọng trong lịch sử của chúng tôi, đó là sự đảm bảo đối với quan hệ đồng minh của chúng tôi, đồng thời góp phần đáng kể vào sức mạnh không quân của Anh trước kẻ thù", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói.
Sau hoạt động chung tại Trung Đông, nhóm tiêm kích F-35B của Mỹ sẽ tiếp tục cùng HMS Queen Elizabeth thực hiện một số hoạt động trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh sẽ tiến hành các hoạt động ở Ấn Độ Dương và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu cùng với tàu ngầm tấn công, tàu khu trục phòng không và một loạt các tàu hỗ trợ khác.
Việc này tuân theo cam kết của Thủ tướng Anh Boris Johnson, người khi đó đang giữ chức ngoại trưởng, rằng Đông Á sẽ được ưu tiên cho các hoạt động đầu tiên của nhóm tàu sân bay Anh.
Trong khi cả hai tàu lớp Queen Elizabeth của Anh đều dự định triển khai 48 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B nhưng tốc độ giao hàng chậm và khả năng cắt giảm sâu số lượng đặt hàng theo kế hoạch của Anh nên phi đội không quân trên hạm của Hải quân Hoàng gia Anh không đủ khả năng lấp đầy boong của dù chỉ một tàu sân bay của họ.
Tiêm kích F-35B, mặc dù có khả năng chiến đấu kém hơn và có tầm hoạt động ngắn hơn các biến thể F-35 khác, nhưng có khả năng hạ cánh trên các lớp tàu sân bay rẻ tiền hơn tàu sân bay Mỹ, không có thiết bị bắt giữ hoặc hệ thống phóng máy phóng đắt tiền.
Các tàu này bao gồm không chỉ là lớp Queen Elizabeth mà còn là các tàu thuộc lớp Wasp của và lớp America của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ. 180 lính thủy đánh bộ hiện đang được triển khai trên tàu HMS Queen Elizabeth, giống như các tàu lớp Wasp và America chỉ yêu cầu một phần nhỏ thủy thủ đoàn của một tàu sân bay triển khai máy bay chiến đấu thông thường.
Những chiếc F-35B của Mỹ được triển khai trên HMS Queen Elizabeth đến từ Phi đội máy bay chiến đấu 211 của Thủy quân lục chiến Mỹ (VMFA-211). Như vật, trên tàu sân bay Anh có 10 chiếc F-35 của Thủy quân lục chiến Mỹ và 8 chiếc của Anh.
Số này nhỏ hơn 63% so với lượng máy bay tàu được thiết kế mang theo. Nhưng đây vẫn là phi đội F-35B lớn nhất từng được triển khai cho một hoạt động như vậy.
"Chúng tôi chưa bao giờ thấy một con tàu với 18 chiếc F-35 ngoài kia có thể đi nửa vòng trái đất như chúng tôi sẽ làm", Sĩ quan chỉ huy VMFA-211, Trung tá Andrew D'Ambrogi nói.
Ông D'Ambrogi gọi đội bay này là "phi đội máy bay trên tàu sân bay thế hệ thứ năm lớn nhất trên thế giới".
Trung tá D’Ambrogi cũng nói rõ hơn về lợi ích của việc triển khai F-35B tới Thái Bình Dương:
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi đã đào tạo được lực lượng lính thủy đánh bộ phù hợp với loại công việc phù hợp. Và chúng tôi có đủ năng lực để duy trì nhiều hơn 10 máy bay và đáp ứng sứ mệnh trên bất kỳ vùng biển nào".
End of content
Không có tin nào tiếp theo