F-35B trở thành tiêm kích hạm ‘xương sống’ của hải quân Anh
Chiến cơ Su-30 đánh chặn, ép tiêm kích F-35 phải đổi hướng / Hệ thống tác chiến điện tử của Nga khiến tiêm kích F-35 "choáng váng"
Hải quân Anh đang sở hữu hai tàu sân bay hiện đại bao gồm HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales, đây là những siêu tàu sân bay có khả năng triển khai tiêm kích tàng hình F-35B.
Cả hai tàu không sử dụng kiểu máy phóng hơi nước hoặc máy phóng điện từ để giúp những chiêc tiêm kích hạm cất cánh mà sử dụng kiểu nhảy cầu, vì thế hải quân Anh đã quyết định lựa chọn phiên bản tiêm kích F-35B.
F-35B có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng sẽ phù hợp năng lực tác chiến của các tàu sân bay Anh.
Trong khi những chiếc F-35B đã có thể hoạt động trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth thì tàu chị em của nó là HMS Prince of Wales mới bắt đầu quy trình thử nghiệm triển khai tiêm kích F-35B. Hiện tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang hoạt động tại Địa Trung Hải, mang theo 18 tiêm kích F-35B.
Không quân Anh ngày 9/6 cho biết, nhóm tiêm kích F-35B, thuộc phi đội 207, lần đầu hạ cánh lên tàu sân bay HMS Prince of Wales trong chuyến thử nghiệm trên vùng biển ngoài khơi phía nam nước này.
“Thật vinh dự khi trở thành phi công đầu tiên hạ cánh trên chiến hạm Prince of Wales”, Will, phi đội trưởng 207 của không quân Anh, phát biểu sau cú hạ cánh thành công.
“Chúng tôi mong muốn sử dụng tất cả kiến thức và kinh nghiệm thu được từ khóa đào tạo trên HMS Queen Elizabeth để làm việc trên Prince of Wales, trong lúc chiến hạm đang hoàn thiện khả năng vận hành đầy đủ”.
Đại tá Darren Houston, Hạm trưởng tàu sân bay Prince of Wales, ca ngợi cuộc thử nghiệm là “cột mốc quan trọng trong việc tái triển khai các nhiệm vụ tác chiến tàu sân bay của hải quân Anh”.
“Chúng tôi mong muốn nhanh chóng trau dồi kinh nghiệm vận hành tiêm kích F-35B qua các đợt thử nghiệm và huấn luyện bổ sung vào cuối năm nay”, đại tá Houston nói.
Tàu sân bay HMS Prince of Wales ngày 6/6 rời căn cứ hải quân Portsmouth và bắt đầu đợt thử nghiệm mới trên biển. Một nhóm trực thăng WAH-64 của lục quân Anh lần đầu hạ cánh trên Prince of Wales hôm 7/6, hai ngày trước khi chiến hạm đón nhóm tiêm kích F-35B.
Sự kiện F-35B hạ cánh thành công trên chiến hạm Prince of Wales đánh dấu việc hải quân Anh sở hữu hai tàu sân bay có thể vận hành tiêm kích tàng hình thế hệ 5.
Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth, Thiếu tướng hải quân Steve Moorhouse nói việc tiêm kích F-35B vận hành được trên tàu sân bay Prince of Wales mang “ý nghĩa chiến lược sâu sắc”.
“Việc đóng một tàu sân bay thể hiện tham vọng quốc gia. Việc đóng hai tàu sân bay và vận hành chúng đồng thời thể hiện ý chí nghiêm túc của đất nước”, tướng Moorhouse nói.
“Điều này đồng nghĩa Anh liên tục duy trì năng lực tác chiến tàu sân bay, trong đó một chiến hạm luôn sẵn sàng ứng phó với các sự kiện trên thế giới trong thời gian ngắn. Rất ít lực lượng hải quân có thể làm được điều này. Anh đã trở lại vị trí hàng đầu trong nhóm các cường quốc hải quân”.
Hải quân Anh là đối tác nước ngoài sau Mỹ lên kế hoạch sở hữu số lượng lớn F-35B với 138 chiếc.
Trong gia đình tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35, thì phiên bản F-35B là loại đắt nhất cũng như phức tạp nhất. Phiên bản này được thiết kế để có thể cất hạ cánh thẳng đứng như máy bay trực thăng. Hiện chiến đấu cơ này đang được Mỹ đưa tới khu vực Thái Bình Dương.
Hình ảnh động cơ của chiếc F-35B.
Với việc cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng cho phép F-35B có thể hoạt động trên các tàu đổ bộ trực thăng.
Ngay cả các quốc gia tuy không có biển, nhưng vẫn có thể triển khai loại chiến đấu cơ này, để hoạt động trong điều kiện chiến tranh ác liệt và các sân bay bị đánh phá. Chính tính năng độc đáo này khiến Mỹ phải liên tục chi bộn tiền để giải quyết các lỗi kỹ thuật phát sinh trước khi thành công và đưa F-35B vào trực chiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo