Quốc tế

Gripen, Typhoon không dám đến gần Tu-160 khi Su-35 đầy tên lửa

Khi bay trên Biển Baltic, máy bay Tu-160 đã bị cả đội bay của phương Tây theo sau nhưng không dám tiếp cận gần khi có tiêm kích Su-35 hộ tống.

Siêu hạm Zumwalt xếp hàng chờ... vũ khí / Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm mạnh, các nước châu Á thành khách hàng đặt biệt

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga hôm 21/9 cho biết, hai oanh tạc cơ Tu-160 thực hiện chuyến bay tuần tra ở vùng trời quốc tế trên Biển Baltic dưới sự hộ tống của tiêm kích Su-35 và Su-27 thuộc Hạm đội Baltic.

Tại một đoạn đường dài, chiến đấu cơ Typhoon của Italy, F-16 Đan Mạch, Gripen Thụy Điển và F/A-18 Phần Lan đã bám theo biên đội máy bay Nga. "Phi cơ Nga tuân thủ chặt chẽ quy định quốc tế về sử dụng không phận", thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Gripen, Typhoon khong dam den gan Tu-160 khi Su-35 day ten lua
Số tên lửa Su-35 mang theo.

Điều đặc biệt là dù phương Tây huy động số tiêm kích ấn tượng để bay theo chuyến bay của oanh tạc cơ Nga nhưng không một chiếc nào dám tiếp cận ở khoảng cách gần hoặc có hành động gây nguy hiểm bởi khi đó Su-35 mang theo đầy tên lửa đánh chặn hộ tống.

Theo hình ảnh được công bố, Su-35 đã mang theo ít nhất 2 tên lửa đánh chặn tầm ngắn R-73 và 2 tên lửa đánh chặn tầm trung R-77. Chiếc Su-27 bay cùng cũng mang cùng chủng loại vũ khí với Su-35 nhưng không rõ số lượng.

Giới chuyên gia cho rằng, chỉ với số vũ khí này, những máy bay phương Tây đang bám theo thừa hiểu được sự nguy hiểm họ gặp phải nếu có hành động gây nguy hiểm cho cặp Tu-160 của Nga.

Theo tiết lộ của Không quân Nga, về cơ chế tìm diệt, trong pha đầu sau khi được phóng, R-77 bay theo quán tính với dữ liệu về mục tiêu được cập nhật từ radar của máy bay phóng. Đến pha cuối, R-77 sẽ chuyển sang dùng radar chủ động của chính nó.

Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn, R-77 sẽ kích hoạt chế độ chủ động, radar của tên lửa sẽ lưu giữ thông tin mục tiêu đã được tính toán để sử dụng phòng trường hợp mục tiêu thoát khỏi khóa chết. Nếu đầu dò bị gây nhiễu, R-77 lại chuyển sang chế độ thụ động và lần tìm theo nguồn phát nhiễu để tiêu diệt.

 

Khi công kích các mục tiêu không có khả năng cơ động tốt bay ở độ cao lớn trong trạng thái đối đầu, R-77 có thể bắn từ cự ly 100 km, đầu dò radar chủ động của tên lửa có tầm hoạt động 20 km. Ở tầm ngắn, R-77 tiêu diệt được mục tiêu có khả năng cơ động lên tới 12G.

Cùng với R-77 là khả năng tấn công đáng sợ của R-73 trong cuộc không chiến tầm gần. Với tầm bắn tối đa vào khoảng 30-40 km với phiên bản mới nhất, trong khi đó tầm bắn tối thiểu là 300m giúp loại tên lửa này cực kỳ hữu dụng trong các trận không chiến tầm gần.

Với những vũ khí mang theo, không khó hiểu vì sao những tiêm kích hàng đầu của châu Âu và do Mỹ sản xuất lại không dám tiếp cận gần với đội bay tầm xa Nga trên Baltic.

Su-35 mang theo tên lửa hộ tống Tu-160


Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm