Hàn Quốc tặng tàu tuần tra đã qua sử dụng cho đối tác
Tiêm kích Israel phóng tên lửa theo hướng Syria bố trí S-300 / Trung Quốc tìm được khách hàng mua tên lửa chống tăng "bản sao Javelin"
>> Xem thêm: Lật lại sự thật về vụ 19 máy bay Nga bị rơi ở Syria
Các tàu tuần tra lớp Haeuri với số hiệu 302 và 303 là một lớp "chiến hạm" cỡ trung bình của Hàn Quốc. Lớp tàu này có chiều dài 53,7 m; chiều rộng 7,4 m và mớn nước 2,5 m; chúng được chế tạo bởi Tập đoàn Công nghiệp nặng Hyundai (HHI).
Hai tàu được trao tặng đã chính thức hoạt động lần lượt từ tháng 12 năm 1990 và tháng 12 năm 1991, chúng được "nhận sổ hưu" vào tháng 10 năm 2019 và tháng 1 năm 2020. Cả hai tàu tuần tra đã kết thúc thời hạn tại ngũ của họ với Bộ chỉ huy Jeju của KCG.
Những con tàu này hiện đang được trang bị lại và sơn màu sắc của lực lượng tuần duyên Ecuador tại các nhà máy đóng tàu vừa và nhỏ không xác định, trước khi chuyển đến cảng mới dự kiến vào tháng 5 hoặc tháng 6, theo thông cáo báo chí của KCG.
>> Xem thêm: Nga lưỡng lự dù Izdeliye 30 chứng minh sức mạnh
Tàu tuần tra lớp Haeuri của Cảnh sát biển Hàn Quốc. Ảnh: Jane's 360.
>> Xem thêm: Lựa chọn của Đức sau khi loại F-35
Cảnh sát biển (lực lượng Bảo vệ bờ biển) là một cơ quan phụ trách thực thi pháp luật của Hàn Quốc, chịu trách nhiệm về an toàn hàng hải và kiểm soát ngoài khơi. KCG trước đây là một chi nhánh bên ngoài của Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp
Hiện tại lực lượng Cảnh sát biển Hàn Quốc vận hành 4 lớp tàu tuần tra hạng nặng (hơn 1.000 tấn), 3 lớp tàu hạng trung (trên 250 tấn) và 3 lớp tàu hạng nhẹ. KCG cũng sử dụng một số loại "tàu thủy chuyên dụng", chẳng hạn như tàu chữa cháy, xà lan, tàu trinh sát tốc độ cao, tuần tra hạng nhẹ và thủy phi cơ đổ bộ.
>> Xem thêm: Báo Sina: Nga dùng kỹ xảo trong video Su-57 phóng tên lửa
Đơn vị hàng không KCG có 6 máy bay cánh cố định và 16 trực thăng. Lực lượng bảo vệ bờ biển cũng có đơn vị tác chiến phi đối xứng của riêng mình, được đặt tên là "Đơn vị tác chiến đặc biệt của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc".
End of content
Không có tin nào tiếp theo