Hé lộ lý do Iran chọn tên lửa đạn đạo tầm ngắn tung đòn “trả thù” Mỹ
Trong cuộc tập kích trả đũa Mỹ đã sát hại tướng Soleimani vào ngày 8/1 vừa qua, tại sao Iran lại chọn tên lửa Fatah-313, cũng như chọn căn cứ Assad và Erbil trên lãnh thổ Iraq làm mục tiêu tiến công.
Bí ẩn tên lửa đạn đạo có tầm bắn hơn 500 km Mỹ vừa phóng / Patriot diệt gọn cả tên lửa đạn đạo lẫn hành trình
Là một quốc gia rộng lớn, với sức mạnh đáng kể ở Trung Đông, trong kho vũ khí của mình, Iran hiện có nhiều loại tên lửa đạn đạo khác nhau; có loại đạt tới tầm bắn trên 2.000 km, đủ sức bao trùm toàn bộ khu vực Trung Đông.
Giới quân sự Iran đã chọn tên lửa Fatah-313 làm vũ khí chính trong cuộc tiến công trả đũa; đây là tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Iran tự phát triển, sử dụng nhiên liệu rắn 1 tầng, tầm bắn 500 km, trọng lượng đầu đạn 300 kg; độ chính xác được cho là dưới 100 m.
Nhưng lý do tại sao Iran lại chọn tên lửa đạn đạo Fatah-313 để làm vũ khí tiến công và chọn căn cứ Assad và Erbil trên lãnh thổ Iraq làm mục tiêu tiến công, mà không dùng loại tên lửa khác hiện đại hơn, hoặc căn cứ quân sự lớn khác của Mỹ cũng ở khu vực Trung Đông, để có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho Quân đội Mỹ?
Có bốn yếu tố chính để giới lãnh đạo Iran đưa ra các quyết định trên đó là: Thứ nhất, tại căn cứ Assad và Erbil, Quân đội Mỹ không bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hoặc các hệ thống tên lửa đánh chặn khác. Lý do này cho thấy, hiệu suất thâm nhập của Fatah-313 qua hệ thống phòng không của đối phương là rất yếu, khó có thể đáp ứng yên cầu của chiến tranh hiện đại.
Thứ hai, Vệ binh Cách mạng Iran nói rằng nếu Mỹ không tấn công thêm Iran sau cuộc phản công, Iran cũng sẽ dừng lại. Lý do này cho thấy Iran không có ý định bắt đầu một cuộc chiến thực sự với Mỹ; xét cho cùng, từ góc độ sức mạnh quân sự nói chung, khoảng cách giữa hai nước là quá rõ ràng. Nếu Iran rơi vào một cuộc chiến tranh quy mô lớn, chắc chắn sẽ phải chịu tổn thất lớn và thậm chí phải đối mặt với tan rã thể chế chính trị.
Iran cũng biết rằng, Mỹ có thể không muốn đẩy tình hình đến một cuộc chiến tổng lực với Iran; nhất là trong lúc này, khi nước Mỹ đang trước thềm của cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ mới.
Thứ ba, việc chọn tên lửa Fatah-313 để tiến công trả đũa, không chỉ là yếu tố kỹ, chiến thuật của loại tên lửa này (cơ động nhanh, có thể nhanh chóng đưa vào trạng thái chiến đấu, tầm bắn đủ vươn tới căn cứ Quân đội Mỹ trên đất Iraq), mà còn không gây thương vong quá mức. Theo cách này, Mỹ có thể thấy thái độ cứng rắn của Iran thông qua các cuộc tấn công răn đe và đạt được sự tự bảo vệ, chứ không phải những lời hô khẩu hiệu xuông của Iran.
Thứ tư, mặc dù một số tên lửa đạn đạo tầm trung tiên tiến hơn của Iran đã đạt được các thử nghiệm thành công, nhưng chúng chưa thực sự đạt đến điểm có thể đưa vào sử dụng và sử dụng theo loạt lớn.
Nhìn vào tiềm lực khoa học quốc phòng của Iran, vẫn còn nhiều điểm không hoàn hảo; động cơ tên lửa, hệ thống điều khiển, dẫn đường của Iran chưa hoàn toàn tự chủ về công nghệ; có những yếu tố còn phải phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài như chất lượng vật liệu, mức độ xử lý và công nghệ thử nghiệm…
Hiện Iran vẫn phải nỗ lực đầu tư để cải tiến để hoàn thiện công nghệ tên lửa của mình, nhiều nguồn lực và thành phần chính vẫn phải phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Nếu Iran vội vàng đưa vũ khí chưa hoàn thiện để trả đũa, Iran không chỉ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh quy mô lớn, mà còn gây bất lợi cho những vũ khí chưa hoàn thiện này;
Do vậy việc sử dụng tên lửa tầm xa, hiện đại, cũng như chọn mục tiêu vào các căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Trung Đông, có thể gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Mỹ, nhưng lợi bất cập hại; chắc chắn điều này giới lãnh đạo Iran đã tính toán kỹ càng trước khi đưa ra quyết định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo