Quốc tế

IAEA xác nhận dấu vết phóng xạ có liên quan đến thử nghiệm tên lửa Burevestnik

DNVN - IAEA không loại trừ rằng sự phát tán bức xạ hạt nhân ở châu Âu là kết quả của việc thử nghiệm tên lửa hành trình Burevestnik.

Nga sắp đưa bản nâng cấp của Su-57 tới Syria "thử lửa"? / Chuyên gia: Nga có thể đánh chìm toàn bộ hạm đội Mỹ trong nháy mắt

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đưa ra tuyên bố chính thức rằng việc giải phóng các hạt phóng xạ trên bầu trời Bắc Âu có thể liên quan đến hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân hoặc lò phản ứng hạt nhân của Nga.

Với mức phát thải tương đối an toàn, IAEA không loại trừ rằng chúng ta đang nói về việc thử nghiệm vũ khí mới nhất của Nga, đó là tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân Burevestnik, mặc dù họ không xác nhận thực tế này, chỉ nói rằng trong quá trình giám sát, vị trí phát thải chính xác sẽ được thiết lập.

"Một phát hiện gần đây về sự gia tăng nhẹ mức độ đồng vị phóng xạ ở Bắc Âu có lẽ là do một lò phản ứng hạt nhân đang chạy hoặc đang được bảo dưỡng, có thể dẫn đến việc phát thải các chất phóng xạ rất thấp. Nguồn gốc địa lý của nguồn phát thải vẫn chưa được xác định", IAEA nói trong một tuyên bố.

Tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik của Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik của Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Liên bang Nga đã từ chối bất kỳ thông tin nào về thử nghiệm vũ khí trang bị lò phản ứng hạt nhân trong khu vực đề xuất, nhưng các chuyên gia tin rằng dưới áp lực từ Hoa Kỳ, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế sẽ tiến hành một cuộc điều tra, kết quả có thể được công bố trong tương lai gần.

Nếu thực sự Nga đã tiến hành thử tên lửa hành trình Burevestnik thì có thể thấy rằng nó vẫn còn nguyên điểm yếu của vũ khí mà Mỹ đã phải từ bỏ cách đây 50 năm, đó là không thể kiểm soát được bụi phóng xạ xả ra từ động cơ.

Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm