Quốc tế

Iran công bố tên lửa không thể bị đánh chặn

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vừa chính thức công bố loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới có thể vượt quan mọi hệ thống phòng thủ.

Cải tiến động cơ, tên lửa đạn đạo mới của Iran "khủng" cỡ nào? / Iran bất ngờ "trình làng" tên lửa Raad-500 dùng nhiên liệu rắn, tầm bắn 500 km

Dòng tên lửa mới được định danh là Raad-500. Vụ khí này được công bố chính thức trong một buổi lễ có sự tham gia của Tư lệnh IRGC Thiếu tướng Hossein Salami và Tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ của IRGC Chuẩn tướng Amir-Ali Hajizadeh.

Điểm làm nên sự khác biệt của Raad-500 với hầu hết những tên lửa Iran đã sản xuất trước đây là Raad-500 rẻ hơn, nhẹ hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Raad-500 là dòng tên lửa thế hệ mới được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của Iran thời điểm hiện tại.

Iran phóng tên lửa Raad-500.
Iran phóng tên lửa Raad-500.

Nhờ vào việc sử dụng vật liệu tổng hợp sợi carbon, trọng lượng của tên lửa Raad-500 chỉ vào khoảng 1,8 tấn, nhẹ hơn một nửa so với người tiền nhiệm Fateh-110 (thân kim loại), đồng thời nâng tầm bắn của nó lên trên 500km.

Động cơ đẩy Zoheir sử dụng nhiên liệu rắn mới có hiệu suất hoạt động ổn định hơn. Mặc dù không tiết lộ tính năng chiến đấu cụ thể của Raad-500 nhưng IRGC đã công bố các đoạn video thử nghiệm động cơ cũng như khả năng tấn công chính xác của khí tài này trên thực địa.

Cùng với đó, đầu đạn của tên lửa Raad-500 cũng có thể được tháo rời giúp dễ dàng trong khâu bảo dưỡng cũng như vận chuyển. Đây là cải tiến đáng kể so với các phiên bản tên lửa Fateh-110, Fateh-313 trước đây của Iran.

Theo tướng Salami, do là tên lửa đạn đạo tầm ngắn và bay với tốc độ khoảng trên Mach 4, tên lửa Raad-500 sẽ có trần bay rất thấp và có thể thay đổi quỹ đạo bay khi tấn công mục tiêu. Việc đánh chặn dòng vũ khí mới này của Iran là điều gần như không thể với bất kỳ hệ thống phòng thủ tối tân nào.

 

"Raad-500 bay quá thấp để những hệ thống tầm cao như THAAD phát hiện và quá nhanh để Patriot có thể đối phó. Vì vậy, khi đối phương phát hiện ra thì tên lửa đã ở quá gần và không đủ thời gian phóng đạn tên lửa đánh chặn", tướng Iran tuyên bố.

Iran là một trong những quốc gia rất chú trọng đầu tư nghiên cứu và phát triển tên lửa đạn đạo. Ngay từ giữa những năm 1980 đến cuối những năm 1990, Iran đã tiến hành 23 chương trình phát triển tên lửa. Năm 2001, quốc gia này có 9 chương trình sản xuất và phát triển tên lửa đạn đạo.

Trước đó, vào những năm 1970, Iran đã được các công ty của Mỹ giúp đỡ sản xuất tên lửa đất đối không và tên lửa đất đối đất. Năm 1974, Mỹ đã bán cho Iran tên lửa MGM-52 Lance với tầm hoạt động 130km, trọng lượng đầu đạn 140kg.

Năm 1984, Iran đã đàm phán và mua tên lửa đạn đạo của Libya và được chuyển giao chuyến hàng đầu tiên gồm 20 tên lửa vào năm 1985. Dựa trên thiết kế của loại tên lửa này, Iran bắt tay vào chế tạo 14 tên lửa đạn đạo trong các năm 1985, 1987, và 1988. Iran tuyên bố rằng họ đã sản xuất thành công tên lửa Shahab-1.

Năm 1991, Triều Tiên đã cung cấp tên lửa SCUD-C hoàn chỉnh cho Iran, có tên là Shahab-2. Khoảng 60 bộ tên lửa hoàn chỉnh đã được chuyển giao cho Iran hồi cuối năm 1992, Iran bắt đầu tự lực sản xuất loại tên lửa này với số lượng khoảng 170 quả.

 

Tên lửa này đã được cải tiến với tầm hoạt động lên 500km, trọng lượng đầu đạn 500kg, sai số 1.000m. Triều Tiên cũng đã hỗ trợ kỹ thuật cho Iran phát triển tên lửa Shahab-3 vào giữa những năm 1990.

Tháng 4/1993, nhóm chuyên gia của Iran gồm 300 người đã đến Triều Tiên và được hướng dẫn bởi các chuyên gia về công nghệ tên lửa. Iran có kế hoạch mua và chế tạo 150 tên lửa Nodong.

Trong thời gian từ 1997 - 2002, Triều Tiên đã cung cấp cho Iran 20 tên lửa. Từ năm 2001, Iran có kế hoạch chế tạo 20 tên lửa mỗi năm, động cơ do Triều Tiên cung cấp.

Tên lửa Shahab-3 và tên lửa Shahab-3B đều dựa trên thiết kế của tên lửa Nodong-1 và là tên lửa đầu tiên của Iran có thể phóng tới lãnh thổ Israel. Đồng thời, Iran đã tham gia vào quá trình chế tạo và đổi dầu lấy 150 tên lửa loại này với Triều Tiên.

Tháng 6/2005, Iran đã thử nghiệm thành công Shahab-3 với tầm phóng 2.000km và độ chính xác được cải thiện. Trung Quốc cũng đã giúp đỡ Iran với việc cung cấp hệ thống dẫn đường để nâng độ chính xác tên lửa này tới 250m.

 

Việc hiện đại hóa tên lửa chủ yếu chuyển nhiên liệu lỏng thành nhiên liệu rắn. Tháng 5/2005, Iran đã thử nghiệm thành công động cơ sử dụng nhiên liệu rắn cho tên lửa Shahab-3. Hơn nữa, việc sử dụng động cơ này cho phép kéo dài giai đoạn bảo dưỡng và tăng độ chính xác của tên lửa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm