Quốc tế

Iskander bắn lệch mục tiêu 6 km

Trong cuộc tấn công của Armenia vừa qua, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander đã đánh lệch mục tiêu tới 6 km.

Tướng Nga: Tiềm năng của Iskander-M được khai thác chưa đến một nửa / Armenia phóng tổng cộng 4 tên lửa Iskander-E với hiệu quả bằng không

Tờ Lenta dẫn nguồn tin quân sự địa phương cho biết, cuộc tấn công diễn ra khi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga xuất hiện và làm nhiệm vụ tại Nagorno-Karabakh. Ngay sau thời điểm diễn ra vụ tấn công, phía Armenia cho biết tên lửa đã bị phòng không Azerbaijan đánh chặn.

Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy khi người ta phát hiện ra hiện trường quả tên lửa nằm đất và mục tiêu nó hướng đến trước đó. Tại hiện trường, quả tên lửa không bị kích nổ cũng như không có dấu hiệu nào chứng tỏ nó đã bị đánh chặn.

Iskander ban lech muc tieu 6km
Hệ thống Iskander của Nga.

"Độ lệch mục tiêu tới 6 km là quá lớn so với loại vũ khí chính xác cao như Iskander do Nga sản xuất. Tuy nhiên, rất có thể quả đạn đã bị áp chế bởi hệ thống tác chiến điện tử từ đối phương", Ruslan Pukhov, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) cho biết.

Dù chưa có bằng chứng nào chứng tỏ Iskander bị tấn công áp chế nhưng trong cuộc diễn tập hồi đầu năm 2020 tại Kazakhstan, một quả tên lửa Iskander của Nga cũng đã bắn lệch mục tiêu hơn 1km.

Cuộc diễn tập được tổ chức với sự tham gia chính là những đơn vị chiến đấu của lực lượng tên lửa chiến thuật Iskander-M nhằm tiêu diệt căn cứ, sân bay giả định của đối phương.

Trong mục bắn đạn thật, một quả tên lửa Iskander-M đã bất ngờ phóng lệch mục tiêu tới gần 2 km và không phát nổ. Hình ảnh tại hiện trường cho thấy, quả đạn đã bị vỡ làm 3 phần và có thể thấy ngọn lửa vẫn còn bốc cháy ở phần thân quả đạn.

Rất may vụ việc không gây thương vong cho lực lượng mặt đất bởi địa điểm tên lửa rơi xuống không phải là khu dân cư. Liên tiếp 2 vụ việc thiếu chính xác của Iskander khiến người ta nhớ đến vụ phóng tương tự trong cuộc chiến 5 ngày hồi năm 2008, Nga dùng Iskander-M tấn công Gruzia nhưng tên lửa đã bắn chệch mục tiệu do dính nghi vấn bị Mỹ can thiệp.

 

Trang "Công nghệ tên lửa" phiên bản tiếng Nga cho biết, trong cuộc chiến này, Nga đã đưa 4 tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-M của đơn vị huấn luyện tại Kapustin Yar để tấn công vào các căn cứ của Quân đội Gruzia. Tuy nhiên, tên lửa đã bắn trúng vào nhà dân thay vì các mục tiêu quân sự của đối phương cách đó rất xa.

Sự cố được một số chuyên gia phương Tây cho rằng, hệ thống điều khiến tên lửa của Nga đã bị Mỹ tấn công áp chế nên tên lửa chỉ còn cách bay theo quán tính như phương thức áp dụng trong thời kỳ thập niên 1960.

Nhưng theo phân tích của một số chiến lược gia quốc phòng của trang "Công nghệ tên lửa", việc Mỹ can thiệp hay không vào hệ thống dẫn đường hay không không hề ảnh hưởng gì đến hoạt động của tên lửa Iskander-M bởi tên lửa đạn đạo này được dẫn đường bằng GLONASS rất khó bị gây nhiễu.

Theo cách giải thích này, việc Iskander-M - loại tên lửa được coi là chính xác nhất thế giới bắn chệch mục tiêu là xác suất có thể xảy ra không chỉ đối với Iskander-M mà nó còn có thể xảy ra với bất kỳ vũ khí nào trên thế giới.

Ngay với cả với "sứ giả chiến tranh" Tomahawk của Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), cụ thể là trrong chiến dịch Bão táp sa mạc, có 297 tên lửa đã được sử dụng. Trong đó, 282 tên lửa phóng thành công, 9 tên lửa bị "xịt" không thể rời ống phóng, 6 tên lửa bị rơi xuống nước ngay sau khi rời ống phóng.

 

Trong khi đó, kể từ khi đưa vào trang bị trong quân đội Nga (năm 2006) đến nay, số lần được cho là bắn hỏng của Iskander mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chính vì vậy, đến nay tên lửa này vẫn có thể được coi là dòng vũ khí chiến thuật có độ chính xác nhất thế giới với bán kích lệch mục tiêu là 2 mét.

Theo thiết kế, Iskander có thể mang 10 loại đầu đạn khác nhau trong từng nhiệm vụ: đầu đạn phá; đầu đạn xuyên thép để chống xe thiết giáp; đầu đạn cassette có lắp các bộ phận tự tìm mục tiêu để chống xe tăng; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy chống bộ binh; đầu đạn xung điện từ (để phá vỡ, đốt cháy các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính…).

Bản Iskander-M quân đội Nga sử dụng còn có thể trang bị cả đầu đạn hạt nhân.

Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, Iskander có khả năng thực hiện các động tác thay đổi quỹ đạo bay đột ngột để tránh né, đồng thời có thể tạo ra 10 đầu đạn giả bằng công nghệ phản xạ kim loại đa diện, trong khi vẫn giữ được vận tốc siêu âm khoảng 2.100 m/s (gấp 6 lần vận tốc âm thanh).

Do vậy, khả năng Iskander bị đối phương đánh chặn là gần như không có.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm