UCAV tàng hình Hắc Kiếm của Trung Quốc: Đỉnh cao công nghệ hay thùng rỗng kêu to?
S-500 Nga sẽ tê liệt nếu thiếu phương tiện này của Belarus / Vì sao Mỹ "cười nhạt" khi Nga dự định tích hợp Kh-47M2 Kinzhal cho PAK DA?
Lúc này thế giới vẫn đang trong cuộc chạy đua vũ trang về việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5, tuy nhiên không phải vì vậy mà công cuộc nghiên cứu tiêm kích thế hệ 6 bị xem nhẹ.
Máy bay chiến đấu thế hệ 6 được cho là phải mang đầy đủ các đặc điểm của người tiền nhiệm, đó là có khả năng tàng hình, bay hành trình với tốc độ siêu âm và đặc biệt là phải không có người điều khiển.
Điều đó cũng đồng nghĩa rằng các cuộc không chiến trong tương lai sẽ diễn ra ở trong một căn phòng máy lạnh, với các "phi công" ngồi trước màn hình quan sát.
Hiện đã manh nha một số nguyên mẫu của tiêm kích thế hệ 6, đó là các máy bay không người lái chiến đấu (UCAV) X-47B Pegasus của Mỹ hay Neuron của châu Âu.
Các loại máy bay này đáp ứng hầu hết các yêu cầu đề ra, nhưng nó vẫn chưa có khả năng bay hành trình siêu âm và vẫn chỉ được sử dụng chủ yếu cho vai trò trinh sát hay oanh tạc mục tiêu mặt đất.
Đồ họa máy bay không người lái Dark Sword của Không quân Trung Quốc. Ảnh: China Defence.
Trong tình hình trên, Trung Quốc mới đây đã gây ra một cú sốc lớn khi trình làng chiếc máy bay không người lái siêu âm có khả năng tàng hình và mang vũ khí với tên gọi "Hắc Kiếm - Dark Sword".
Chiếc UCAV của Tập đoàn Shenyang này theo nhận định sở hữu khả năng cơ động tốt và tốc độ bay hành trình cao do không có phi công trong buồng lái. Ngoài ra, Dark Sword chắc chắn sẽ được trang bị các loại tên lửa tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Trang Military Watch nhận định, Dark Sword có thể trở thành một chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ để hỗ trợ tiêm kích hạng nặng và máy bay ném bom. Ngoài chức năng trên, chiếc UCAV mới nhất của Trung Quốc cũng có thể giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ trinh sát, theo dõi tàu chiến của đối phương và thực hiện các cuộc không kích từ xa.
Hắc Kiếm của Trung Quốc bị xem như một giấc mơ chưa có thật. Ảnh: China Defence.
Ông Justin Bronk - chuyên gia về tác chiến trên không của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) rất ấn tượng với tính năng kỹ chiến thuật của Hắc Kiếm.
Theo ông Bronk, nếu được sản xuất với số lượng lớn, trong kịch bản tồi nhất thì UCAV Dark Sword sẽ sẵn sàng đón nhận các tên lửa bắn ra từ máy bay chiến đấu Mỹ. Còn ở kịch bản tốt nhất, nhờ khả năng cơ động nhanh và khả năng tán xạ sóng radar, chính chúng sẽ trở thành các tiêm kích không người lái rất hiệu quả.
UCAV Dark Sword là minh chứng rõ ràng nhất cho tham vọng của Bắc Kinh trong việc tạo ra một cuộc cách mạng của ngành công nghiệp hàng không trên phạm vi toàn cầu. Chiếc Dark Sword được kỳ vọng sẽ là một máy bay không người lái tấn công siêu thanh, vừa có khả năng tàng hình vừa có khả năng cơ động cao độc nhất vô nhị trên thế giới.
Tuy nhiên không loại trừ khả năng Hắc Kiếm của Trung Quốc chỉ là chiếc "thùng rỗng kêu to" hay kiểu chiêu trò quảng cáo quá lời vì ngành công nghiệp hàng không nước này bị nhận xét chưa đủ khả năng tạo ra một chiến đấu cơ ưu việt như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?