Khám phá sức mạnh tàu đổ bộ siêu lớn của Mỹ vừa bị "thiêu rụi" trong vụ hỏa hoạn
Tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng cỡ lớn LHD-6 Bonhomme Richard của hải quân Mỹ đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề sau vụ cháy ngay ở bến cảng San Diego.
Báo Mỹ: F-22 thua Su-57 cả không chiến trong và ngoài tầm nhìn / Ngư lôi Poseidon Nga vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ
Tàu đổ bộ tấn công LHD-6 Bonhomme Richard của Mỹ đã bất ngờ bốc cháy, sau khi một vụ nổ mạnh xảy ra trên tàu, chiếc chiến hạm đã cháy gần như mất kiểm soát trong vài giờ, bất chấp những nỗ lực dập tắt ngọn lửa.
Theo các nguồn tin địa phương, vách ngăn chống cháy không thể chịu được sự tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ cao lên tới hàng ngàn độ C và nhanh chóng sụp đổ, dẫn đến sự lan rộng trong thời gian ngắn của ngọn lửa.
Căn cứ vào những tấm ảnh được đăng tải, có thể thấy rõ những cột khói đen bốc cao vài trăm mét, điều này không cho phép sử dụng máy bay cứu hỏa để dập tắt đám cháy, trong khi nỗ lực từ các con tàu gần đó không mang lại hiệu quả cao.
Sự việc trên sẽ khiến tàu LHD-6 Bonhomme Richard phải ngừng hoạt động trong một thời gian khá dài để sửa chữa, cần lưu ý rằng nó chỉ được đưa vào vận hành từ năm 1998, tức là tuổi đời còn khá "trẻ", đây rõ ràng là thiệt hại rất nặng nề.
LHD-6 Bonhomme Richard thuộc phân lớp tàu đốc đổ bộ trực thăng kiểu Wasp, tổng cộng 8 chiếc loại này đang phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ.
Thiết kế của lớp Wasp dựa trên cơ sở tàu đổ bộ tấn công thế hệ trước Tarawa với nhiều cải tiến để tăng khả năng hoạt động của máy bay cũng như năng lực chuyên chở.
Tàu đổ bộ LHD-6 có khả năng vận chuyển toàn bộ sức mạnh của một đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh Mỹ tới vùng chiến sự thông qua trung gian là các xuồng đổ bộ thông thường hoặc máy bay trực thăng.
Khác biệt lớn nhất của lớp Wasp với Tarawa là boong tàu được thiết kế lại cho phép tiếp nhận máy bay phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier 2 và xuồng đổ bộ đệm khí LCAC (Landing Craft Air Cushion).
Thay đổi vật lý chính giữa hai thiết kế là boong tàu của Wasp thấp hơn, bố trí lại vị trí tháp chỉ huy và sàn đáp máy bay, tháo bỏ pháo 127 mm Mk 45 cùng với kéo dài thêm 7,3 m thân tàu để cho phép mang theo xuồng LCAC.
Chiếc LHD-6 có thể chuyên chở tất cả đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến bao gồm 1.894 lính thủy đánh bộ, 5 xe tăng M1 Abrams, 25 xe thiết giáp lưỡng cư AAV, 8 pháo M198, 68 xe tải và tới 12 xe hỗ trợ khác.
Thông số cơ bản của LHD-6 bao gồm lượng giãn nước đầy tải 41.150 tấn; chiều dài 253,2 m; chiều rộng 31,8 m; mớn nước 8,1 m; tốc độ lớn nhất 22 hải lý/h (41 km/h), tầm hoạt động 9.500 hải lý (17.600 km) khi chạy ở tốc độ 18 hải lý/h (33 km/h).
Vũ khí của tàu gồm 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe, 2 bệ phóng tên lửa tầm trung Sea Sparrow, 2 hệ thống CIWS Phalanx, 3 pháo tự động 25 mm Mk 38 và 4 súng máy 12,7 mm BMG.
Thông thường LHD-6 sẽ mang theo 6 chiếc AV-8B Harrier, 4 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight; hoặc 4 máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey, 4 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 Sea Stallion và 3 - 4 trực thăng đa dụng UH-1N Huey.
Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, cơ cấu trên thay đổi gồm 42 chiếc CH-46 Sea Knight hoặc 22+ MV-22 Osprey. Ở nhiệm vụ kiểm soát biển thì đội bay gồm 20 AV-8B Harrier II và 6 SH-60F/HH-60H.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo