Quốc tế

Khám phá xe tăng cực mạnh Italia lần đầu triển khai sát biên giới Nga

DNVN - Tạp chí Jane’s 360 cho biết, Quân đội Italia vừa gây chú ý khi lần đầu điều động xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete của mình tới cộng hòa Latvia - quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Những người lính Việt Nam tham gia Thế chiến hai / Tên lửa DF-26 của Trung Quốc đủ sức đánh chìm tàu sân bay Mỹ?

Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete của Quân đội Italy được phát triển bởi Iveco-Fiat và Oto Melara (hay còn gọi là CIO, Consorzio Iveco Oto Melara), trong đó khung gầm và động cơ do Iveco sản xuất còn tháp pháo và hệ thống kiểm soát hỏa lực được cung cấp bởi Oto Melara.

Xe tăng Ariete được trang bị những hệ thống quang học, hình ảnh số và kiểm soát hỏa lực thế hệ mới nhất cho phép tác chiến bất kể ngày đêm cũng như có thể vừa chạy vừa bắn ở tốc độ cao. Thông số cơ bản: Trọng lượng 54 tấn; dài 9,52 m; rộng 3,61 m; cao 2, 45 m; kíp xe 4 người.

Sáu nguyên mẫu của C1 Ariete được chế tạo vào năm 1988 và đã trải qua thời gian thử nghiệm dài các năm sau đó với tổng quãng đường lên đến 16.000 km.

Lô xe tăng sản xuất hàng loạt đầu tiên được dự định chuyển giao cho Quân đội Italy vào năm 1993 nhưng thực tế đã bị trì hoãn tới năm 1995 và đợt giao hàng cuối cùng hoàn thành trong tháng 8/2002. Có tất cả khoảng 200 chiếc đã được sản xuất.

Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete. Ảnh: Military Today.

Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete. Ảnh: Military Today.

Xe tăng C1 Ariete có thiết kế tương tự như những xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) truyền thống trong đó khoang lái bố trí phía trước, khoang chiến đấu ở giữa còn khoang động cơ đặt ở phía sau.

Vũ khí chính của Ariete là pháo nòng trơn L44 120 mm do Oto Breda chế tạo, có hệ thống ổn định tầm hướng điện-thủy lực và ốp bọc cách nhiệt cho phép bắn được các loại đạn xuyên dưới cỡ (APFSDS-T) và đạn xuyên lõm (HEAT) hiện đại cũng như tất cả các loại đạn pháo 120 mm theo chuẩn NATO.

Cơ số đạn mang theo gồm 42 viên với 27 viên ở trong xe và 15 viên còn lại bố trí trong một khoang dữ trữ đặc biệt phía sau tháp pháo, ngăn cách với kíp lái bởi một cánh cửa thép có thể bung ra dễ dàng khi xe tăng trúng đạn.

Vũ khí phụ gồm 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 đồng trục được điều khiển bởi pháo thủ hoặc trưởng xe và 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 khác bố trí trên nóc tháp pháo để đảm trách chức năng phòng không, khẩu súng này được chiến sĩ nạp đạn điều khiển từ vị trí của mình.

 

Hệ thống kiểm soát hỏa lực OG14L3 TURMS của xe tăng do Galileo Avionica sản xuất, bao gồm thiết bị quan sát ngày đêm SP-T-694 của trưởng xe; kính ngắm hồng ngoại của pháo thủ và thiết bị đo xa laser giúp nhanh chóng phát hiện mục tiêu; máy tính kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số có khả năng đo tốc độ gió, độ ẩm và các điều kiện thời tiết bên ngoàitrợ giúp thêm cho độ chính xác của phát bắn.

Máy tính này cũng là một thành phần của hệ thống dẫn đường, cho phép trao đổi thông tin chiến thuật giữa các xe tăng với nhau. Trên xe tăng C1 Ariete có một hệ thống gọi là “Thợ săn - Sát thủ” cho phép pháo thủ có thể quan sát toàn cảnh 3600 chiến trường mà không phải thay đổi vị trí để tránh bị lộ diện.

Kính ngắm của trưởng xe có góc quan sát từ -100 - +600 theo chiều dọc, đủ để giao chiến với các mục tiêu bay thấp như trực thăng. Trong chiến đấu trưởng xe và pháo thủ chia sẻ kính ngắm ảnh nhiệt, ở chế độ ngắm bắn này xe tăng có khả năng giải quyết mục tiêu từ cự ly 1.500 m.

Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete nhìn chính diện. Ảnh: Military Today.

Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete nhìn chính diện. Ảnh: Military Today.

 

Xe tăng C1 Ariete được trang bị vỏ giáp phức hợp thép - composite tương tự như Challenger 2 của Anh và M1 Abrams của Mỹ.Mỗi bên hông của tháp pháo có một cụm 4 ống phóng đạn gây nhiễu với tác dụng che giấu chiếc tăng trước các thiết bị quan sát ảnh nhiệt, quang học và radar của đối phương. Bên cạnh đó kíp xe được bảo vệ an toàn trước tác nhân của vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC).

Trái tim của con quái vật thép này là động cơ tăng áp Fiat-Iveco MTCA V12 dung tích 25,8 lít có công suất 1.250 mã lực, mô men xoắn (khả năng chịu tải tức thời) tối đa 4.615 Nm trong khoảng vòng tua máy 1.600 vòng phút cho tốc độ tối đa trên đường nhựa đạt 65 km/h và có thể tăng tốc từ 0 - 32 km/h trong vòng 6 giây, khả năng leo dốc tối đa 60%.

Xe dùng hộp số tự động với 4 số tiến và 2 số lùi, kết hợp hệ thống lái và phanh thủy lực. Xe cũng có khả năng lội nước sâu 4 mét với ống thở hoặc 1,25 mét không chuẩn bị. Toàn bộ động cơ và hệ thống truyền động có thể thay thế nhanh chóng trong vòng 1 giờ.

Tuy nhiên sau khi đưa vào hoạt động xe tăng đã bộc lộ một số khiếm khuyết do động cơ không cung cấp đủ sức mạnh khiến xe tăng phải thường xuyên chạy ở vòng tua máy cao, dẫn đến tuổi thọ thấp. Hơn nữa để đảm bảo tỷ suất sức mạnh, chiếc xe được thiết kế với trọng lượng dưới 60 tấn.

 

Trọng lượng tương đối nhẹ của Ariete giúp tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn và thuận lợi khi tác chiến trên các địa hình phức tạp. Để đạt được thông số trọng lượng, xe tăng đã phải hy sinh chiều dày vỏ giáp so với các xe tăng chiến đấu chủ lực khác của khối NATO.

Hiện nay xe tăng Ariete đã có một phiên bản hiện đại hóa với động cơ mới có dung tích tăng lên tới 30 lít, công suất 1.600 mã lực, mô men xoắn 5.500 Nm ở tốc độ vòng tua 1.100 - 1.800 vòng phút đi kèm với vỏ giáp mới do Oto Melara phát triển, nguyên mẫu này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm vũ khí Eurosatory 2002.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm