Quốc tế

Lính Nga mặc siêu trang phục OVR-2 giữ hòa bình tại Nagorno-Karabakh

Dù đã có robot rà phá bom mìn Uran-6 hiện đại nhưng để hoàn thành nhiệm vụ tại Nagorno-Karabakh, công binh vẫn không thể thiếu yếu tố con người.

Báo chí Mỹ nói về sự xuất hiện của hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-M / Nga trình làng súng trường bắn tỉa "đa đạn" đầu tiên

Sau khi thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorno-Karabakh được ký kết, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã được điều động và phải đối mặt với nguy hiểm mới đó là số bom, mìn, vật liệu nổ còn lại trên chiến trường.

Để giải quyết vấn đề này, lực lượng công binh Nga đã tham gia tháo gỡ bom, mìn và các thiết bị nổ. Nga cũng đã đưa đến Nagorno-Karabakh một thiết bị đặc biệt, đó là hệ thống robot Uran-6.

Các xe thiết giáp mang tổ hợp chế áp thiết bị nổ điều khiển bằng sóng radio cũng được triển khai. Tuy nhiên, đặc biệt ấn tượng là bộ trang phục chống mìn OVR-2 và thiết bị dò mìn cầm tay UTI do Nga phát triển.

Linh Nga mac sieu trang phuc OVR-2 giu hoa binh tai Nagorno-Karabakh
Binh sĩ Nga làm nhiệm vụ tại Nagorno-Karabakh.

OVR-2 trang bị tiêu chuẩn cho các đơn vị rà phá bom mìn của Quân đội Nga, nó được thiết kế để có thể bảo vệ người mặc chống lại các mảnh bom hay các loại đạn súng bộ binh cỡ nhỏ với phạm vi bảo vệ an toàn tầm 2.5m2.

Trọng lượng trung bình của một trang phục chống mìn OVR-2 là 8.5kg chưa bao gồm trang thiết bị mang theo.

Cùng với OVR-2, một trang bị không thể thiếu đối với Công binh Nga thiết bị dò mìn cầm tay thế hệ mới như UTI và UTI-C2 với tính năng vượt trội hơn hẳn các thiết bị dò mìn cũ từng được Quân đội Nga sử dụng.

Việc lực lượng Nga có mặt tại Nagorno-Karabakh sau khi Armenia và Azerbaijan tuyên bố thỏa thuận ngừng bắn do Nga bảo trợ, chấm dứt hoạt động quân sự ở Nagorno-Karabakh.

Tuyên bố chung có hiệu lực từ 0 giờ ngày 10/11 giờ Moscow gồm chín điểm quy định quân đội hai bên dừng lại ở vị trí hiện tại; xác định cụ thể thời gian trao trả các vùng ở Nagorno-Karabakh cho Azerbaijan và lịch trình rút quân của Armenia.

 

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga, triển khai dọc tuyến phân định tạm thời và hành lang Lachin nối Nagorno-Karabakh với Armenia, sẽ đảm bảo thực thi Tuyên bố chung.

Các bên cam kết khôi phục liên kết kinh tế và giao thông ở Nagorno-Karabakh; Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn kiểm soát việc hồi hương của người tị nạn và di tản ở Nagorno-Karabakh.

Sau đó, Nga lập tức triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình với gần 2.000 binh sĩ, tuyên bố sẽ thực thi sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại khu vực trên trong năm năm và có thể kéo dài thêm 5 năm.

Điều đó cho thấy Nga coi trọng tuyên bố đình chiến, nhưng hiểu rằng giải quyết vấn đề Nagorno-Karabakh còn rất lâu dài và phức tạp. Để đạt được mục tiêu, Nga sẽ không chấp thuận bất thêm kỳ bên nào khác tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình tránh làm phức tạp thêm tình hình.

Theo chuyên gia quân sự Phương Tây Andrey Raevski, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã rất phẫn nộ khi Nga cương quyết từ chối yêu cầu của ông cho binh sỹ Ankara cùng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nagorno-Karabakh.

 

Tất cả những gì mà người Nga đồng ý – đó chỉ là cho người Thổ cùng với người Nga thành lập một "trạm giám sát" đặc biệt bố trí cách xa khu vực Nagorno-Karabakh và trong trạm quan sát này sẽ cómột nhóm quan sát viên chung Nga- Thổ "theo dõi nắm bắt" tình hình qua màn hình máy tính.

Sẽ không có một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ nào hiện diện trong khu vực gìn giữ hòa bình. Để trữ sẵn một phương án dự phòng, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng đòi cho phép các máy bay không người lái của họ bay trên khu vực tiến hành các chiến dịch gìn giữ hòa binh.

Để đáp lại, phía Armenia tuyên bố nước này và Nga đã cùng công bố không phận trên toàn bộ khu vực lãnh thổ này là vùng cấm bay. Và lực lượng Nga sẽ ngay lập tức bắn hạ bất kỳ máy bay nào đến gần các vị trí của họ nếu không được phép.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm