Quốc tế

Litva loại bỏ trực thăng Nga để mua hàng Mỹ kém hơn

Bộ Quốc phòng Litva vừa ký hợp đồng với đối tác Mỹ mua máy bay trực thăng Lockheed Martin UH-60M Black Hawk nhằm dần thay thế phi đội trực thăng gốc Nga.

Xe tăng Altay Thổ Nhĩ Kỳ mắc kẹt trong 'vũng lầy công nghệ' / Ông Joe Biden chuẩn bị công bố danh sách nội các

Bản hợp đồng trị giá 213 triệu USD để mua về 4 chiếc Black Hawk để dùng thử. Nếu đạt yêu cầu, số trực thăng này sẽ tăng thêm trong hợp đồng tiếp theo. Bản hợp đồng được ký kết trong chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng Litva Raimundas Karoblis tới Washington, DC.

Litva loai bo truc thang Nga de mua hang My kem hon
Trực thăng Black Hawk.

Cùng với việc mua Black Hawk, thương vụ này cũng bao gồm một số phụ tùng thay thế đi kém và điều khoản sửa chữa và nâng cấp hậu bán hàng. "Khi chính thức được trang bị, những chiếc trực thăng do Mỹ sản xuất sẽ thay thế loạt Mi-8T", Bộ Quốc phòng Litva cho biết trong thông báo hôm 14/11.

Theo Air Recognition, việc Litva thay thế trực thăng Nga bằng sản phẩm Mỹ là điê9ù cần thiết trong việc sử dụng phương tiện và vũ khí chuẩn NATO nhưng đây không hoàn toàn là quyết định chính xác bởi khả năng hoàn thành nhiệm vụ của 2 dòng trực thăng này khá khác nhau.

Nguồn tin này cho biết, trực thăng Black Hawk không thể mang theo được lượng hàng hóa lớn như Mi-17. Thực tế làm nhiệm vụ trên nhiều chiến trường cho thấy, phải cần gần 2 chiếc Black Hawk mới mang hết số hàng của 1 chiếc Mi-17 có thể chuyên chở.

Và trường hợp tương tự với Ba Lan khi thông báo kế hoạch thay thế Mi-24 bằng trực thăng tấn công Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Ba Lan hồi giữa năm 2020 cho biết, cơ quan này đã chính thức khởi động đối thoại kỹ thuật với các nhà sản xuất máy bay chiến đấu nhằm tìm ra gương mặt mới thay thế cho phi đội Mi-24.

 

Hiện nay có bốn công ty tham gia tranh tài để giành lấy hợp đồng trên, bao gồm Airbus Helicopters (với mẫu trực thăng EC665 Tiger), Bell Helicopter (AH-1Z Cobra), Boeing (AH-64E Apache) và Công ty Công nghiệp Hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ TAI (T129 ATAK).

Các cuộc đối thoại được dự định sẽ bắt đầu từ giữa năm 2020. Dựa trên các tài liệu liên quan được trình bày tại đây, Ba Lan sẽ "chọn mặt gửi vàng" và chốt giá cả cũng như số lượng máy bay đặt hàng.

Quyết định cuối cùng chưa được đưa ra nhưng nguồn tin quân sự nước này tiết lộ, T129 ATAK nhiều khả năng sẽ được lựa chọn bởi giá thành và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giới thiệu.

Nếu phương án này được lựa chọn thì đây có thể là quyết định khá bất ngờ của quốc gia Baltic này bởi thành tích chiến đấu không quá ấn tượng của T129 trong cuộc chiến tại Bắc Syria và Libya vừa qua.

Khi chỉ trong một thời gian ngắn tham chiến đã có ít nhất gần 10 chiếc bị bắn hạ trong khi không có báo cáo nào về thành tích dòng trực thăng này lập được trên chiến trường.

 

Trong khi đó, Mi-24 được đánh giá là dòng trực thăng tấn công huyền thoại từ thời Liên xô đến nay. Máy bay tham gia tất cả các cuộc xung đột có sự tham gia của Nga và đã chứng minh được sức mạnh, khả năng chiến đấu. Đặc biệt là ở chiến trường Syria.

Được biết, trước khi thông báo về gói thay thế Mi-24, Không quân Ba Lan cũng đã quyết định loại biên trên 40 chiếc Su-22 và hàng chục chiếc MiG-29 - những dòng chiến đấu cơ cũng được sản xuất dưới thời Liên xô và hiện vẫn có trong trang bị của Không quân nhiều nước.

Để thay thế cho Su-22 và MiG-29, Ba Lan đã tính đến các ứng viên như JAS 39 Gripen, F-35 và mua thêm F-16. Cuối cùng tiêm kích F-16 đã được lựa chọn và bản hợp đồng được Ba Lan ký với Mỹ từ năm 2016.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm