Quốc tế

Lộ hình ảnh Nga dùng UAV cảm tử tấn công phiến quân tại Syria

Kênh truyền hình Zvezda TV vừa công bố hình ảnh hiếm về lực lượng Nga dùng UAV cảm tử ZALA Lancet tấn công phiến quân tại Idlib.

Mỹ không có gì để chống lại tàu ngầm Borey của Nga / Nga hiện đại hóa nhiều vũ khí tấn công để chống lại NATO

Đoạn video được công bố hôm 27/2 ghi lại một loạt vũ khí tối tân đã được lực lượng Nga sử dụng trong các hoạt động quân sự chống phiến quân tại Syria.

Trong đó có tên lửa chống tăng, tàu cao tốc Raptor, tàu ngầm dùng cho đặc nhiệm, súng bắn tỉa, robot hạng nặng... và dòng UAV cảm tử ZALA Lancet do Kalashnikov phát triển.

Lo video Nga dung UAV cam tu tan cong phien quan
Khoảnh khắc ZALA Lancet lao vào mục tiêu.

Dù bây giờ hình ảnh về việc ZALA Lancet tham chiến tại Syria mới được công khai nhưng theo nguồn tin của Zvezda TV, chỉ tính từ năm 2020 đến nay, dòng UAV đặc biệt này của Nga đã hoàn thành hàng chục cuộc tấn công vào các mục tiêu của phiến quân tại đông bắc Syria.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, ZALA Lancet không cần cơ sở vận hành bổ sung trên mặt đất mà có thể tự định vị, liên lạc, tấn công mục tiêu trong bán kính 40 km.

Khác với các mẫu máy bay không người lái trước đó, ZALA Lancet có trọng lượng cất cánh chỉ 12kg và có thể truyền tải video về mục tiêu để xác nhận hoàn thành nhiệm vụ.

Dòng UAV tự sát của Kalashnikov này có thể bay với vận tốc 80-130 km/h, mang theo tối đa 3 kg tải trọng và thời gian bay khoảng 30 phút. Không những vậy, máy bay không người lái sẽ được trang bị bộ thiết bị điều khiển độc đáo.

Khi UAV bay lên độ cao 5 km, nó có thể tắt động cơ chính nhưng vẫn tiếp tục bay lượn trinh sát thêm 3 km ở độ cao thấp hơn. Sau đó, UAV tái khởi động động cơ và lại bay lên tới độ cao 5 km. Với những tính năng độc đáo đó đó, phạm vi quan sát của UAV được tăng lên đến 1.000 km, vượt trội các loại máy bay trinh sát không người lái đồng hạng.

 

Loại UAV này được lập trình bay trong chế độ tự động, theo hành trình định trước. Các chuyên gia sẽ theo dõi nó từ mặt đất qua hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS của Nga hoặc hệ thống chỉ huy-điều khiển riêng.

Trong suốt chuyến bay, chiếc máy bay trinh sát không người lái này không truyền dẫn thông tin về trung tâm chỉ huy mà chỉ tự động ghi lại các dữ liệu. Sau khi UAV trở về căn cứ, các chuyên gia kỹ thuật sẽ tiến hành giải mã thông tin mà nó thu thập được.

Được biết, ưu điểm không trao đổi thông tin trên đường bay có thể giúp các UAV Nga tránh được tình trạng bị gây nhiễu trên đường truyền hoặc chèn các thông tin giả. Đặc biệt, khi cần nó có thể tạo tín hiệu giả để thu hút phòng không đối phương tạo điều kiện cho vũ khí khác tấn công một cách an toàn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm