Quốc tế

Lựa chọn tàu ngầm hạt nhân chia rẽ nội bộ Australia

Không chỉ trên bình diện quốc tế, vấn đề tàu ngầm hạt nhân cũng đang hứng chịu những chỉ trích gay gắt và gây chia rẽ trong chính nội bộ Australia.

Dàn vũ khí NATO kéo đến biên giới Nga, Belarus / Raytheon: Vũ khí Mỹ diệt mọi loại tăng

Canberra hủy hợp đồng chế tạo tàu ngầm hạt nhân với Pháp do giá cả tăng gần gấp đôi, và Paris không muốn sử dụng nhân lực lao động Australia. Nhưng quan trọng nhất, người Pháp đã không chia sẻ công nghệ hạt nhân của mình, và Canberra chịu áp lực lớn từ Washington. Tuy nhiên, vừa có đồng minh mới theo thỏa thuận ba bên AUKUS, nội các của Thủ tướng Australia Scott Morrison có nguy cơ đối mặt với một vụ scandal thậm chí còn đau đầu hơn nhiều.

Ngay tại Australia, tranh luận và chỉ trích chương trình tàu ngầm của nước này cũng diễn ra rất gay gắt; Nguồn: topwar.ru
Ngay tại Australia, tranh luận và chỉ trích chương trình tàu ngầm của nước này cũng diễn ra rất gay gắt; Nguồn: topwar.ru

Khi phân tích các mối quan hệ sắp tới, những vấn đề tương tự vụ hủy hợp đồng với Pháp được phơi bày, một thất bại lớn hơn đang dần lộ diện khi cái bẫy của Washington đã đóng, và Canberra không còn đường lui. Trước đó, trong các cuộc vận động hành lang của chính phủ Australia, lập trường đàm phán yếu kém của phía Australia đã được biết đến vài tháng trước khi thông báo về vụ hủy hợp đồng tai tiếng với Pháp và Australia chuyển hướng sang bắt tay với Mỹ, Anh.

Và trong Ủy ban về Đóng tàu Hải quân của Thượng viện, những thiếu sót về tiềm lực kinh tế và khoa học của Australia đã được phân tích trong suốt hai năm qua - mặc dù vẫn còn dè dặt và kín đáo. Nó chỉ mới xuất hiện trong phiên điều trần công khai đầu tiên, khi bắt đầu được thảo luận kế hoạch mua ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân. Thượng nghị sĩ Rex Patrick dự kiến ​​mời Cơ quan Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân Australia (ARPANSA) và Tổ chức Khoa học và Công nghệ Hạt nhân Australia (ANSTO) tiến hành một cuộc khảo sát khách quan.

Cần phải xác định những yếu tố nào thuộc cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp sẽ được trưng dụng cho dự án hạt nhân, và những luật nào sẽ phải được thông qua hoặc thay đổi nhằm mục đích đó. ANSTO đã thừa nhận được biết bản thỏa thuận với Washington và London vào mùa xuân. Giám đốc điều hành Sean Jenkinson cho biết đã được liên hệ để tham khảo ý kiến ​​từ tháng Ba. Giám đốc điều hành ARPANSA Karl-Magnus Larsson tuyên bố, các hướng dẫn về kế hoạch phòng ngừa đã được vạch ra cho cơ quan ông vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 (quá muộn).

Trong các cuộc tham vấn, Thủ tướng Morrison thừa nhận chính phủ thiếu một chiến lược để tạo ra một ngành công nghiệp hạt nhân quốc gia. Trong mọi trường hợp, là một ngành công nghiệp hạt nhân "dân sự", mà các chuyên gia có thể tham gia vào dự án chế tạo tàu ngầm của Australia. Cả Nội các và Bộ Quốc phòng đều cho rằng, các lò phản ứng cho tàu ngầm hạt nhân (mua từ Mỹ hoặc Anh) sẽ không yêu cầu bảo dưỡng hoặc phải tiếp nhiên liệu đặc biệt. Do đó, không cần phải chi tiền cho khoa học và công nghệ Australia.

Thượng nghị sĩ Rex Patrick là một cựu thủy thủ tàu ngầm, phục vụ trong Hải quân Hoàng gia hơn 10 năm. Ông bắt đầu trở lại vào năm 1983 với tư cách là một kỹ thuật viên tình nguyện trên tàu Oberon cũ. Trước khi nghỉ hưu, Rex đã tham gia thủy thủ đoàn thử nghiệm chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Collins. Patrick biết rất rõ hiệu quả chiến đấu của hạm đội bản địa, và các đề xuất hợp lý hóa công khai của ông nhằm hiện đại hóa tàu ngầm, đã gây nhiều chú ý của dư luận.

 

Rex Patrick vừa đưa ra một tuyên bố khác không có lợi cho các nhà chức trách. Theo vị Thượng Nghị sĩ, không có một quốc gia nào trên thế giới có tàu ngầm hạt nhân mà không có ngành công nghiệp hạt nhân của riêng mình. Và việc một quốc gia quản lý điều hành tàu ngầm hạt nhân mà không có quyền tiếp cận thiết bị và công nghệ là phi lý. Ông cũng tự hỏi liệu một cường quốc phi hạt nhân có thể sở hữu tàu ngầm hạt nhân hay không, liệu điều đó có vi phạm hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không.

Chính trị gia đối lập này bày tỏ sự nhất trí với quan điểm của cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull, người coi việc sở hữu một hạm đội tàu ngầm hạt nhân mà không có cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp riêng là một hoạt động kinh doanh đầy rủi ro. Câu hỏi về việc có một ngành công nghiệp hạt nhân hiện đại và phát triển đầy đủ đang chia xã hội Australia thành hai nhóm ủng hộ và phản đối.

Markus Hellyer - chuyên gia thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia, không nhận thấy nhu cầu cấp thiết đối với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân hoặc các cơ sở làm giàu uranium. Trong khi đó, sự tham gia của các chuyên gia Australia trong việc bảo dưỡng định kỳ tàu ngầm hạt nhân (liên quan trực tiếp đến hoạt động của lò phản ứng) nên được coi là điều tự nhiên và hợp lý. Nếu không, việc sở hữu hạm đội tàu ngầm hạt nhân có thể mang lại hiệu quả gì nếu một lúc nào đó tàu ngầm bị yêu cầu trả lại cho nhà sản xuất?

Australia có một lò phản ứng hạt nhân ở Lucas Heights, phía nam Sydney, một cơ sở có chức năng nghiên cứu y học hạt nhân đã được thiết lập. Ngoài ra, đảo quốc này có gần một phần ba trữ lượng uranium đã được kiểm chứng của thế giới, và một cơ sở lưu trữ chất thải phóng xạ. Tuy nhiên, tất cả những điều này không phải là tiền đề để Australia gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân. Và luật pháp quốc gia vẫn không cho phép thực hiện một chu trình ứng dụng hoặc sản xuất năng lượng hạt nhân đầy đủ.

Trong khi đó, trong 18 tháng tới, theo thỏa thuận AUKUS, Australia phải đệ trình một giải pháp tối ưu cho việc giao và nhận tàu ngầm hạt nhân. Trong trường hợp không có kinh nghiệm vận hành tàu ngầm có trình độ công nghệ cao như vậy, Australia sẽ cần phải cậy nhờ kinh nghiệm của Anh và Mỹ. Còn "suy nghĩ lại" và tự ném mình vào vòng tay của Trung Quốc, nơi mà các mối quan hệ kinh tế trước đây đã bị cắt đứt, đồng nghĩa với việc Australia sẽ mất mặt. Và thế giới khó có thể chấp nhận một Canberra “đỏng đảnh” như vậy.

 

Đáng chú ý là các chi tiết về sự chia rẻ nội bộ mà Nội các của Thủ tướng Morrison đang trải qua, được ấn bản "The Guardian" công khai. Trong liên minh ba bên AUKUS, ngành công nghiệp hạt nhân của Anh không có bất kỳ lợi thế nào trước những phát triển vượt bậc của Mỹ. Điều này có nghĩa là bản thân Vương quốc Anh cũng có nguy cơ phải đóng vai thủy thủ - dưới sự chỉ huy của "thuyền trưởng Mỹ".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm