Quốc tế

Mỹ sắp phóng mắt thần phát hiện vũ khí diệt vệ tinh

Với vệ tinh NGG, lực lượng không gian Mỹ có thể phát hiện vũ khí diệt vệ tinh từ đối thủ từ mặt đất hoặc những chuyển động trong vũ trụ.

'Thiên nga trắng' Tu-160M2, đỉnh cao vũ khí Liên Xô được Nga hoàn thiện / Nga biến vũ khí cũ thành 'sát thủ' hành trình

Lực lượng Không gian Mỹ và Lockheed Martin đã tiến hành Đánh giá thiết kế quan trọng (CDR) cấp hệ thống với NGG để chuẩn bị phóng trong thời gian tới. Theo kế hoạch, việc phóng vệ tinh NGG sẽ được thực hiện vào năm 2025.

My sap phong mat than phat hien vu khi diet ve tinh
Mỹ bất an vì vũ khí diệt vệ tinh của Nga.

Theo tiết lộ của nhà thầu Lockheed Martin, thực chất NGG là hệ thống cảnh báo tên lửa trên vũ trụ mới, tiên tiến được phát triển cho Lực lượng Không gian. Khác với nhiều vệ tinh khác trên quỹ đạo, ngoài khả năng cảnh báo tên lửa, NGG còn có thể tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị tấn công.

"Những dữ liệu NGG thu được về những nguy cơ trong không gian sẽ được chuyển đến trung tâm dưới mặt đất để triển khai biện pháp đối phó", Lockheed Martin cho biết.

Lực lượng không gia Mỹ tin rằng, hệ thống mới đối phó với những thách thức từ các quốc gia đối thủ đang ngày càng tìm cách làm xói mòn lợi thế không gian do Mỹ nắm giữ mà công cụ chính là vũ khí diệt vệ tinh từ mặt đất hoặc có thể phóng ngay trong không gian.

Điều đặc biệt trong kế hoạch phóng vệ tinh NGG của Mỹ là chúng được công bố sau khi Nga thử nghiệm thành công vũ khí diệt vệ tinh phóng từ mặt đất.

Hôm 16/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã thực hiện thành công một vụ thử tên lửa và diệt vệ tinh Tselina-D trên quỹ đạo từ năm 1982. Đây là vệ tinh tín hiệu tình báo được phóng lên từ thời Liên Xô.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng vụ phóng đã sử dụng một hệ thống hứa hẹn có thể tấn công chính xác mục tiêu. "Các mảnh vỡ không gây ra bất kỳ mối đe doạ nào đối với hoạt động trong không gian", ông Shoigu nói.

Giới chuyên gia cho rằng, vụ thử vũ khí diệt vệ tinh của Nga đang khiến Mỹ lo lắng không chỉ từ những mảnh mà điều khiến Mỹ đặc biệt lo ngại chính là việc Nga tiến gần hơn đến việc sở hữu vũ khí diệt vệ tinh. Điều này tạo ra mối đe dọa lớn với những vệ tinh của Mỹ trong quỹ đạo một khi xảy ra xung đột.

"Hầu hết các vũ khí tối tân của Mỹ hiện nay đều được dẫn đường bởi vệ tinh. Vì vậy, một khi vệ tinh quân sự bị vô hiệu, Mỹ sẽ quay lại hình thức tác chiến kiểu thế chiến thứ I, kém hiệu quả hơn rất nhiều", chuyên gia quân sự Mỹ Zachary Keck cho biết.

Nhận thức được hiểm họa mới này, Mỹ đang tìm cách bảo vệ các vệ tinh trên không gian và chương trình NGG là trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, NGG chỉ có thể phát hiện vũ khí tấn công.

Như vậy, khi đi vào hoạt động, NGG chỉ giúp Mỹ biết sớm hơn về việc vệ tinh bị tấn công mà không có cách nào chặn đứng hiểm họa.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm