Mánh khóe của Mỹ với B-1 Lancer khiến Nga không có máy bay ném bom tàng hình
Ấn Độ lên kế hoạch triển khai pháo tự hành ở khu vực biên giới với Trung Quốc / Tàu ngầm AIP tối tân Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'xuyên thủng' vùng kiểm soát của Nga ở Biển Đen?
Nga không có máy bay ném bom tàng hình chiến lược của riêng mình, rõ ràng Moskva đang tụt hậu nghiêm trọng so với đối thủ lớn là Washington trong khía cạnh này, tờ Sohu của Trung Quốc nhận xét.
Hiện tại, khi Chiến tranh Lạnh đã chính thức bỏ xa chúng ta, cách tiếp cận của Nga trong việc hình thành chiến lược quốc phòng của mình khác hẳn so với thời kỳ Liên Xô.
Ngày nay Moskva chi tiêu ít hơn đáng kể cho quân đội, đó là lý do tại sao nước này không thể phát triển một số loại vũ khí, đặc biệt chúng ta đang nói về máy bay ném bom tàng hình chiến lược.
Điều đáng chú ý là những chiếc máy bay này thuộc loại vũ khí tấn công và không thể mang lại giá trị hữu hình khi bảo vệ lãnh thổ, có nghĩa là chi phí của chúng sẽ vô ích nếu chúng ta đang nói về một quốc gia tuân thủ khái niệm quân sự phòng thủ đơn thuần.
Đồng thời, cần lưu ý rằng Liên bang Nga hiện tại đơn giản là không có tất cả những phát triển cũng như công nghệ cần thiết để sản xuất máy bay ném bom tàng hình.
Có một thời, trọng tâm của nghiên cứu hàng không quân sự tại Liên Xô là tốc độ cao và khả năng cơ động tốt, trong khi các nhà thiết kế lại không chú ý nhiều đến đặc tính bí mật đối với máy bay của họ.
Kết quả - thành tựu nổi bật nhất của họ là chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 - loại oanh tạc cơ siêu thanh lớn và mạnh nhất trong lịch sử ngành hàng không với đôi cánh có khả năng thay đổi hình dạng, nó vẫn giữ vai trò chủ lực của Không quân chiến lược Nga ngày nay.
Nếu chúng ta nói về máy bay ném bom tàng hình thì Mỹ là nước đầu tiên nhận thấy sự cần thiết của chúng. Quay trở lại Thế chiến thứ hai, họ đã phát triển các mẫu thử YB-35 và YB-49, đây chính là những máy bay có diện tích phản xạ radar thấp đầu tiên.
Do đó khi xuất hiện thông tin Mỹ chuẩn bị cho ra mắt máy bay ném bom tàng hình mới thì phải hiểu rằng họ đang vận dụng tất cả kinh nghiệm tích lũy hơn 70 năm của mình. Nga thực tế không có kinh nghiệm như vậy.
Có lẽ một trong những đỉnh cao của các kỹ sư người Mỹ là Northrop B-2 Spirit - một máy bay ném bom chiến lược tàng hình, nó trở thành oanh tạc cơ đầu tiên được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng không dày đặc và để tung đòn tấn công hạt nhân hoặc thông thường.
Tuy nhiên Mỹ cũng biết rõ rằng Liên Xô có thể quan tâm đến sự phát triển này, và họ đã quyết định thực hiện một mưu mẹo: tất cả các chiêu trò PR của Không quân Mỹ đều hướng đến một phi cơ hoàn toàn khác - Rockwell B-1 Lancer máy bay ném bom chiến lược siêu thanh.
Chính sự xuất hiện của chiếc B-1 Lancer trên sân khấu thế giới đã thúc đẩy Liên Xô phát triển Tu-160, đồng thời khiến họ không thể tự chế tạo máy bay ném bom tàng hình của mình.
Chiếc B-2 Spirit chỉ chính thức được giới thiệu với cộng đồng thế giới sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Sau đó chiếc máy bay này tham gia cuộc chiến ở Vịnh Ba Tư. Trên thực tế, Mỹ đang làm y như vậy cho đến ngày nay, giữ bí mật mọi hoạt động của mình.
Sau khi Liên Xô tan rã, Moskva phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng trong ngành công nghiệp hàng không trong một thời gian dài. Các dây chuyền sản xuất chính của Liên Xô đã chuyển đến Ukraine và gần như ngay lập tức bị hủy hoại.
Tất nhiên giờ đây Nga lại tiếp tục thực hiện một bước tiến lớn theo hướng này, khi bắt đầu sản xuất máy bay ném bom thế hệ mới Tu-160M. Tuy nhiên xét về các công nghệ tàng hình hoàn chỉnh, Moskva vẫn chỉ ở mức ban đầu.
Mặc dù Nga đã công bố dự án PAK DA (Poslanhik), tuy nhiên chiếc máy bay ném bom tàng hình này vẫn chỉ ở dạng mô hình, có lẽ hàng không chiến lược của họ còn phải trông cậy vào Tu-160 rất lâu nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo