Quốc tế

Máy bay Israel có đối thủ nặng ký tại Syria

Theo hãng thông tấn Ả Rập Syria (SANA), Không quân nước này sẽ chính thức đưa phi đội tiêm kích MiG-29 mới nhận từ Nga vào vận hành từ ngày 1/6.

Tiêm kích Nga phá hủy hệ thống phòng không Thổ tại Syria / Cường kích Su-22 của Ba Lan gây ngạc nhiên khi vẫn tiếp tục hoạt động

Không quân Ả Rập Syria (SyAAF) mới nhận được một loạt máy bay chiến đấu MiG-29 mới từ Nga. Buổi lễ bàn giao được thực hiện tại căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại Syria.

"Những chiến đấu cơ này tối tân hàng đầu trong trang bị của chúng tôi. Chúng sẽ tăng cường hiệu quả chiến đấu cho SyAAF lên rất nhiều", một vị đại diện của Không quân Syria tuyên bố.

Tu mai, may bay Israel co doi thu nang ky tai Syria
Tiêm kích MiG-29.

Những chiếc tiêm kích mới này sẽ chính thức được vận hành bởi SyAAF từ ngày 1/6. Trong thời gian đầu hoạt động, chúng sẽ chỉ thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông thường. Sau đó những chiếc MiG-29 sẽ san sẻ nhiệm vụ đánh chặn với lực lượng tên lửa đất đối không.

Theo tiết lộ của SyAAF, để hoàn thành nhiệm vụ cực khó này, phi đội MiG-29 được trang bị dòng tên lửa R-77 mới được Nga hoàn thành nâng cấp và chuyển giao.

"Với việc được trang bị phiên bản mới của R-77, phi đội MiG-29 của Syria có khả năng chiến đấu tương đương với tiêm kích F-15 và F-16 của Israel", SyAAF tuyên bố.

Cơ sở để Syria tin vào sức mạnh của phi đội MiG-29 là bởi tên lửa R-77 được đánh giá vượt xa các tên lửa R-24, R-27, các tên lửa nước ngoài như AIM-7F Sparrow, Skyflash, Matra super 530F.

Một số đặc điểm còn vượt trội hơn cả tên lửa AIM-120C-5 hiện đang được trang bị trên chiến đấu cơ Israel. R-77 có thể tiêu diệt mục tiêu từ bất kỳ hướng nào trên mọi góc nhìn, ngày và đêm, điều kiện thời tiết bất lợi trong môi trường bức xạ nhiệt và nhiễu điện từ cao, theo nguyên tắc "bắn và quên", sử dụng dẫn đạn đa kênh.

 

Dẫn đạn R-77 có chế độ kết hợp: dẫn đường quán tính bằng tín hiệu radio từ máy bay và chuyển đổi chế độ tự dẫn bằng radar đầu dẫn tên lửa với máy tính, trong đó xác định khoảng cách đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn 9B1348E.

Trong trường hợp khóa mục tiêu của đầu tự dẫn thất bại, máy tính tự động chuyển đổi sang chế độ dẫn đường quán tính của máy bay, lập lại quỹ đạo đánh chặn mục tiêu hoặc hướng tên lửa đến mục tiêu khác.

Trong tình huống nhiễu nặng, đầu tự dẫn tên lửa thực hiện chế độ tự dẫn thụ động từ nguồn phát xung nhiễu điện từ trường và khóa mục tiêu bằng tín hiệu nhiễu và tấn công nguồn phát xung nhiễu điện từ - máy bay đối phương. Nếu không chiến diễn ra trên khoảng cách ngắn – cận chiến, tên lửa sẽ được bật chế độ tự dẫn và không sử dụng chế độ dẫn đường quán tính.

Trong điều kiện môi trường tác chiến nhiễu dày đặc, radar máy ngắm không thể cung cấp thông tin về tầm bắn và tốc độ tiếp cận mục tiêu, tên lửa được dẫn theo một quỹ đạo đặc biệt. Sau đó tên lửa tự dẫn bằng nguồn bức xạ điện từ từ máy bay đối phương. Tên lửa trang bị bộ phận kích nổ laser.

Tuy được đánh giá là tên lửa không đối không hàng đầu thế giới nhưng do thuộc dòng tên lửa tầm trung nên tầm bắn hiệu quả của R-77 chỉ là 80 km, và như vậy, R-77 khó có thể mang lại lợi thế cho MiG-29 của Syria trong trường hợp xảy ra xung đột trên không với chiến đấu cơ Israel trang bị tên lửa AIM-120.

 

Về tầm bắn, phiên bản đời đầu A/B của dòng tên lửa AIM-120 chỉ đạt mức 55-75km (khá hơn AIM-7 đạt tầm 50km), tuy nhiên từ phiên bản AIM-120C-5 thì tầm bắn tăng lên đến 105km và đến AIM-120D thì tăng lên 160km.

Sức mạnh của AIM-120C-5 hơn hẳn phạm vi tác chiến so với R-77. Điều này khó có thể mang lại lợi thể cho tiêm kích MiG-29 của Syria trong một kịch bản đối đầu với chiến đấu cơ Israel.

Và đối đầu với những cuộc không kích của Israel, Syria có thểvẫn phải dựa nhiều vào lực lượng tên lửa đất đối không.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm