Quốc tế

Military Watch: Nga có tiêm kích thế hệ năm cách đây 20 năm

Tờ báo Mỹ Military Watch cho rằng Nga thực chất đã sở hữu một tiêm kích thế hệ năm đích thực cùng thời điểm Mỹ đưa vào biên chế chiếc F-22 Raptor.

Lý do không quân Indonesia mua cả tiêm kích Nga, Pháp lẫn Mỹ / B-1B tại Na Uy gặp phải tiêm kích mạnh nhất của Nga

Vào tháng 12/2020, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã chấp nhận đưa Su-57 vào hoạt động, khi đó Nga chính thức trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới được trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do chính mình sản xuất. Tuy nhiên họ có lẽ đã quên rằng người Nga từng sở hữu phương tiện tác chiến loại này từ hơn 20 năm trước, tờ Military Watch cho biết.

Năm 2005, F-22 Raptor được sử dụng tại Hoa Kỳ và năm 2017 là Chengdu J-20. Hàng trăm máy bay chiến đấu thế hệ năm đang phục vụ tại các quốc gia khai sinh ra chúng. Đồng thời, Su-57 có lẽ cần thiết để người Nga phát triển một loại tiêm kích thế hệ thứ sáu mang tính đột phá, sẽ đưa vào biên chế với số lượng lớn.

Một trong những chương trình đáng chú ý để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ở Liên bang Nga là Su-47 Berkut, nó được chế tạo theo thiết kế khí động học "ba mặt phẳng tích phân theo chiều dọc" với đôi cánh xuôi về phía trước.

Su-47 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9/1997, 13 năm trước khi Su-57 chào bầu trời. Chính Su-47 đã góp phần vô giá giúp Su-35 và Su-57 xuất hiện, trở thành mẫu thử nghiệm công nghệ đáng giá cho dù nó được sản xuất chỉ duy nhất một chiếc.

Military Watch:Nga co tiem kich the he nam cach day 20 nam
"Đại bàng vàng" - tiêm kích Su-47 Berkut của Nga

Đôi cánh khiến Su-47 trở nên cực kỳ linh hoạt với độ linh hoạt vô địch, và sự kết hợp với động cơ kiểm soát vector lực đẩy khiến nó trở thành máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.

Thiết kế cánh ngược mang lại tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao hơn, độ ổn định vượt trội ở góc tấn lớn, tốc độ tối thiểu cũng thấp hơn, cải thiện khả năng chống chòng chành và đặc tính chống lật. Máy bay chiến đấu này có tầm bay được nối dài đáng kể ở tốc độ cận âm và có thể sử dụng đường băng ngắn hơn nhiều do lực nâng tạo ra lớn.

Tuy vậy thiết kế cánh đáng gờm khi chiến đấu cũng có một nhược điểm - nó giới hạn tốc độ xuống Mach 1,6 tương đương với F-35. Hơn nữa cánh của Su-47 với 90% được làm từ vật liệu composite, do kim loại không thể chịu quá tải.

Su-47 sử dụng động cơ turbine phản lực rẽ nhánh D-30F6 với tính năng tương tự như trên tiêm kích đánh chặn MiG-31. Chiếc máy bay chiến đấu này được thiết kế để sử dụng nhiều loại vũ khí tiên tiến, mang lại khả năng công thủ toàn diện.

Nhưng cũng phải nói đến thực tế là Su-47 chưa từng được hoàn thiện, nhiều công nghệ áp dụng trên nó tỏ ra quá sức với nước Nga thời điểm hậu Xô Viết, ví dụ như động cơ hạn chế bộc lộ hồng ngoại và giúp phi cơ bay siêu âm toàn hành trình thậm chí hiện vẫn chưa được áp dụng trên Su-57 Felon.

 

Không chỉ có vậy, khả năng tán xạ sóng radar của Su-47 cũng không tốt, nó vẫn rất dễ bị nhận diện, đặc biệt là vì cặp cánh mũi, khiến việc phân loại nó là tiêm kích thế hệ năm tỏ ra khá miễn cưỡng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm