Quốc tế

MQ-9 Mỹ mang vũ khí hủy diệt phi tiếp xúc

Theo Air Force Magazine, Không quân Mỹ (USAF) đang có kế hoạch tích hợp vũ khí laser và vi sóng cho máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9.

Ukraine hối tiếc vì đã từ bỏ vũ khí hạt nhân / Chiến hạm Mỹ gần Gibraltar có vũ khí đánh chặn siêu thanh

Bộ Quốc phòng đang muốn trang bị vũ khí phi sát thương, bao gồm vũ khí năng lượng định hướng như tia laser công suất thấp và chùm vi sóng, cũng như các vũ khí quen thuộc hơn, như lựu đạn gây choáng và bom thối… cho các loại UAV, các phương tiện tấn công không người lái mặt đất cũng như tàu chiến mặt nước và dưới nước của hải quân.

MQ-9 My mang vu khi huy diet phi tiep xuc
Máy bay MQ-9.

Loạt vũ khí như vậy được gọi là "Khả năng Cưỡng bức mức trung bình" bao gồm: tia laser làm lóa mắt đối thủ; bom, đạn không gây sát thương cỡ 12-40 mm, bao gồm các thiết bị "tác động trực tiếp, chớp sáng, tác nhân kiểm soát bạo động, thiết bị làm liệt cơ bằng điện đối với người và tạo mùi hôi"; thiết bị phát âm thanh tầm xa; vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí vi sóng công suất cao, và các Công nghệ Từ chối Chủ động (Active Denial Technologies - ADT).

Đặc biệt hấp dẫn là ý tưởng phát triển "module quang từ trường cao" để tác động lên hệ thống thần kinh của con người. Đề xuất cũng đề cập đến việc sử dụng máy bay không người lái để phát các thông điệp và cảnh báo tầm xa, cũng như truy cập các thiết bị an ninh bảo vệ để ngăn cản mọi người di chuyển vào các khu vực được chỉ định.

Lầu Năm Góc muốn vũ khí có thể đặt trên các phương tiện nhỏ, có thể tích dưới 1 m3 và nặng không quá 45 kg; không đòi hỏi nhiều năng lượng vận hành cũng như phát nhiệt đến mức cần thiết bị làm mát phức tạp (nhiệt độ phải từ -55-1250C); có giá hàng chục nghìn thay vì 1 triệu USD.

Theo kế hoạch phát triển, trong giai đoạn I của dự án có nhiệm vụ phát triển "các kích thích không gây chết người" và theo Hải quân Mỹ, sẽ không nhất thiết phải thử nghiệm với đối tượng là con người hoặc động vật.

Đến giai đoạn II nhằm tích hợp các loại vũ khí phi sát thương này trên các phương tiện chiến thuật nhỏ có người lái cũng như máy bay không người lái.

 

Nếu thành công, những phương tiện tấn công không người lái như MQ-9 có thêm nhiều lựa chọn để tấn công đối phương bởi cùng với những vũ khí thông thường, giờ đây vú khí laser và vi sóng cũng được sử dụng cho những mục tiêu thích hợp.

Nhưng điều khá bất ngờ theo thừa nhận của USAF, dù là máy bay tấn công không người lái nhưng nếu tích hợp thêm vũ khí laser và vi sóng, lực lượng vận hành và bảo dưỡng MQ-9 có thể còn nhiều hơn cả phục vụ máy bay có người lái.

Bộ Chỉ huy các chiến dịch đặc biệt Mỹ (SOCOM) mới đây đã sử dụng MQ-9 cho nhiều nhiệm vụ nhưng tham gia chương trình Giám sát có vũ trang sẽ là một vai trò hoàn toàn mới cho loại UAV này.

Tướng Mark Kelly, tư lệnh Bộ Chỉ huy tác chiến trên không (ACC), mới đây nhận xét khả năng hoạt động bền bỉ của MQ-9 so với các máy bay khác giúp nó trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các chiến dịch tại những nơi như châu Phi, nơi các máy bay cần có tầm hoạt động rộng.

Phiên bản cơ bản của UAV MQ-9 có thể hoạt động liên tiếp trong 32 giờ trong khi số liệu của không quân Mỹ cho thấy UAV này có tầm hoạt động 1.850 km. Tướng Kelly nói có rất ít UAV trên thế giới có thể hoạt động lâu hơn MQ-9.

 

Một lợi thế khác của UAV này là trong trường hợp máy bay bị rơi, sẽ không cần triển khai lực lượng để giải cứu phi công như đối với các máy bay có người lái, vốn thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tuy nhiên, vấn đề khi sử dụng MQ-9 là UAV này cần nhiều nhân lực để vận hành, dù là máy bay không người lái.

Tướng James Slife, người đứng đầu Bộ Chỉ huy các chiến dịch đặc biệt không quân, mới đây cho rằng MQ-9 Reaper hoàn toàn có thể tham gia chương trình Giám sát có vũ trang nhưng tồn tại trở ngại về việc UAV này cần đường băng dài để cất cánh và cơ sở hạ tầng để vận hành, những điều khó đáp ứng ở một số chiến trường xa xôi.

Máy bay MQ-9 có thể được điều khiển thông qua vệ tinh nhưng việc cất và hạ cánh cần nhân lực mặt đất để hỗ trợ. Ngoài ra, các hệ thống điện tử của UAV này rất dễ bị nóng lên, khiến pin năng lượng, camera và radar ngừng hoạt động, dẫn đến nhiệm vụ thất bại.

Để giải quyết vấn đề này, không quân Mỹ cần thêm nhân lực mặt đất để xử lý nhiệt cho MQ-9 bằng một hệ thống làm mát trước mỗi chuyến bay.

 

Về lâu dài, UAV sẽ đóng vai trò lớn trong việc thực hiện các hoạt động từ các căn cứ hoàn toàn tự động hoặc các con tàu tự hành, không người lái. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, những máy bay không người lái cỡ lớn như MQ-9 Reaper vẫn cần nhân lực đáng kể để có thể hoạt động và đó bị coi là điểm yếu cần khắc phục.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm