Quốc tế

Mỹ bán tên lửa cho Saudi để bảo vệ công dân Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 280 tên lửa không đối không AIM-120C với tổng trị giá lên tới 650 triệu USD cho Saudi Arabia.

Vũ khí laser Mỹ "bắn hạ" tên lửa không cần phóng đạn đánh chặn / Vũ khí laser Mỹ đánh chặn mọi tên lửa

Theo Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận hợp đồng mua bán vũ khí này nhằm giúp Riyadh chống lại các mối đe dọa hiện và tương lai.

Đây là thương vụ bán thiết bị quân sự ra nước ngoài đầu tiên cho Saudi Arabia của chính quyền Tổng thống Joe Biden kể từ khi ông lên nắm quyền và áp dụng chính sách chỉ bán vũ khí phòng thủ cho các đồng minh Vùng Vịnh.

My ban ten lua cho Saudi de bao ve cong dan My
Tiêm kích F-15 phóng tên lửa AIM-120.

Lầu Năm Góc cho biết thêm, bán AIM-120C sẽ giúp hỗ trợ chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ thông qua việc giúp cải thiện an ninh của một quốc gia thân thiện là lực lượng quan trọng đối với tiến bộ chính trị và kinh tế ở Trung Đông.

Văn phòng các vấn đề chính trị-quân sự của Bộ Ngoại giao Mỹ đã lưu ý rằng những tên lửa này sẽ không được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất và là công cụ để ngăn chặn các cuộc tấn công vào Saudi, đe dọa lực lượng Mỹ và hơn 70.000 công dân Mỹ ở Riyadh.

Được biết, tại Saudi Arabia, tên lửa AIM-120 thường được tiêm kích F-15 của nước này sử dụng trong nhiệm vụ đánh chặn những cuộc tấn công của lực lượng Houthi tại Yemen. Tuy nhiên lựa chọn này được cho là khá tốn kém.

Cuộc tấn công gần đây nhất F-15 Saudi mang theo AIM-120 là hồi tháng 6/2021 nhằm vào chiếc UAV Qasef-2K của Houthi. Theo hình ảnh được công bố, lính biên phòng Saudi Arabia quan sát chiếc Qasef-2K bay phía trên đầu.

Ngay sau đó một tên lửa không đối không AIM-120 được F-15 phóng đã lao đến và phát nổ bên dưới UAV, khiến nó bị hư hại và rơi xuống đất.

 

Giới chuyên gia cho rằng, đây rõ ràng là cuộc đánh chặn khá khó hiểu khi phi công chọn khai hỏa tên lửa AIM-120 có mức giá khoảng 2,3 triệu USD/quả, thay vì phóng đạn tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder có giá rẻ hơn và phù hợp cho mục tiêu tầm gần như trường hợp này.

Đánh chặn kiểu đốt tiền này thường xuyên diễn ra tại Saudi Arabia trong các cuộc đối đầu với đòn tấn công từ Houthi. Điều này cũng từng xảy ra nhiều lần với hệ thống Patriot khi lực lượng này phải phóng tới 4 hoặc 5 đạn (giá tương đương AIM-120) mới có thể chặn được một mục tiêu Qasef-2K.

Nguồn tin tình báo Mỹ cho biết, hiện nay Houthi đã tự sản xuất được hàng loạt UAV, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đủ sức tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Saudi Arabia, bất chấp nhiều năm đối phó với chiến dịch quân sự của liên minh Ả Rập.

Việc Houthi với chiến thuật dùng UAV giá rẻ đang mang tới nhiều mối đe dọa với Riyadh, trong khi chưa có phương án đối phó thật sự hiệu quả. Những UAV kiểu này mang được lượng thuốc nổ đủ lớn để gây thiệt hại cho các cơ sở quân sự hay cơ sở dầu mỏ. Tầm bay và độ chính xác của UAV giá rẻ cũng ngày càng được nâng cao.

Đối phó với cuộc tấn công bằng UAV không chỉ là bài toán chưa có lời giải hiệu quả với Saudi mà nó vẫn là thách thức với hầu hết các lực lượng phòng không trên thế giới khi hàng chục đầu đạn giá rẻ cùng lao tới mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau.

 

Justin Bronk, chuyên gia ở Viện Quân sự Hoàng gia Anh nói: "Chi phí đầu tư luôn có lợi cho bên tấn công. Saudi Arabia phải bỏ ra nhiều tiền của hơn đối thủ nếu muốn bảo vệ đất nước khỏi những đợt tấn công".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm