Quốc tế

Mỹ biến KC-46A tiếp dầu thành máy bay đánh chặn

Với chương trình tên lửa tự vệ thu nhỏ (MSDM), không chỉ F-35 thành máy bay đánh chặn mà KC-46A cũng sở hữu khả năng đánh chặn như chiến đấu cơ.

Trực thăng UH-60 của Mỹ bị bắn hạ khi đang chở theo lính Thủy quân lục chiến / Vệ tinh Mỹ "tóm sống" vụ thử tên lửa Kh-47M2 Kinzhal của Nga

Theo Drive, Không quân Mỹ vừa ký bản hợp đồng với nhà thầu Raytheon trị giá khoảng 375 triệu USD cho việc phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn cỡ nhỏ trang bị cho cả tiêm kích và máy bay quân sự cỡ lớn.

Việc phát triển sẽ được thực hiện tại cơ sở ở Tucson, Arizona. Theo kế hoạch, hợp đồng sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc tháng 10/2023.

My bien KC-46A tiep dau thanh may bay danh chan
Tiêm kích tàng hình F-35.

Công nghệ tiên tiến của MSDM sẽ giúp Không quân Mỹ và các đồng minh có lợi thế lớn trong những trận không chiến. Nó giúp những chiến đấu cơ như F-35 mang nhiều tên lửa đánh chặn nhưng vẫn đảm bảo được khả năng tàng hình.

Bởi đây chính là một hệ thống phòng vệ chủ động có thể đánh chặn và bắn hạ tên lửa không đối không và tên lửa phòng không phóng từ mặt đất của đối phương với độ chính xác cao.

Điều làm nên sự đặc biệt của chương trình MSDM là tên lửa còn được tích hợp vào các phi cơ hỗ trợ tác chiến dễ bị tổn thương như nền tảng máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không cũng như máy bay tiếp dầu.

"Mục tiêu của chương trình MSDM là cung cấp khả năng đánh bại vũ khí của kẻ thù nhằm vào máy bay quân sự trong hình thức chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD)", bà Jasmine Porterfield, một đại diện của chương trình cho biết.

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đạn tên lửa của MSDM được được trang bị động cơ phản lực với hệ thống cửa hút khí được bố trí bên thân tên lửa, trọng lượng chưa được tiết lộ.

 

Với khả năng tấn công mọi mục tiêu đường không và hệ thống liên kết đồng bộ dữ liệu cho phép phi công điều khiển có thể kiểm soát hoàn toàn tên lửa trong suốt thời gian từ khi triển khai cho tới tìm diệt mục tiêu.

Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ các mẫu tên lửa mới phải có phạm vi tấn công hiệu quả lên tới 100km nhằm đảm bảo an toàn cho máy bay được trang bị.

Nhà sản xuất Raytheon cho biết, một khi chương trình thành công và chính thức đi vào trang bị, mỗi tiêm kích tàng hình F-35 có thể mang tới 8 đạn tên lửa đánh chặn loại này cùng một số vũ khí khác.

Trong khi đó những máy bay vận tải cỡ lớn khác có thể mang số tên lửa lớn hơn nhiều nhưng số lượng cụ thể không được tiết lộ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm